Lãi suất tiết kiệm “nhấp nhổm” tăng

10/05/2021 10:37 GMT+7
Biểu lãi suất gửi tiết kiệm tại các ngân hàng có sự biến động trái chiều ngày trong tuần đầu tiên của tháng 5, tuy nhiên lãi suất tiết kiệm cao nhất vẫn duy trì trên 8%/năm.

Biến động trái chiều, lãi suất tiết kiệm cao nhất duy trì trên 8%/năm

Bảng xếp hạng lãi suất tiết kiệm cao nhất tháng 5/2021 không có thay đổi so với tháng liền trước. Ngân hàng OCB dẫn đầu với lãi suất tiết kiệm tới 8,2%/năm. Mức lãi suất này áp dụng cho khoản tiền gửi trên 500 tỷ đồng, kỳ hạn 13 tháng và được dựa theo biểu lãi suất cơ sở của ngân hàng.

ACB đang ghi nhận mức lãi suất 7,4%/năm cho khoản tiền gửi 30 tỷ đồng trở lên với kỳ hạn 13 tháng.

Một số ngân hàng cũng có mức lãi suất tiết kiệm cao như MSB với 7,0%/năm; LienVietPostBank với 6,99%/năm; HDBank với 6,95%/năm; Sacombank với 6,95%/năm…

 Lãi suất tiết kiệm “nhấp nhổm” tăng? - Ảnh 1.

Biểu lãi suất gửi tiết kiệm tháng 5/2021 của các ngân hàng, lãi suất tiết kiệm cao nhất duy trì trên 8%/năm

BIDV, VietinBank, Agribank cùng có lãi suất cao nhất là 5,6%/năm. Cuối cùng là Vietcombank, ngân hàng này triển khai lãi suất cao nhất là 5,5%/năm cho mọi khoản tiền gửi tại kỳ hạn 12 tháng – mức lãi suất gửi tiết kiệm thấp nhất hệ thô

Thống kê cũng cho thấy, lãi suất gửi tiết kiệm đã có sự điều chỉnh trái chiều giữa một số ngân hàng ngay trong tuần đầu tiên của tháng 5.

Đơn cử như tại SHB, lần điều chỉnh này đưa lãi suất cao nhất của ngân hàng này lên 6,6%/năm đối với tiền gửi online hoặc gửi tiết kiệm tự động từ 36 tháng trở lên. 

Còn với tiền gửi dưới 2 tỷ đồng trong kỳ hạn từ 1-3 tháng tại SHB, lãi suất dao động từ 3,4 - 3,7%/năm thay vì mức 3,35 - 3,5%/năm như trước đó; tiền gửi kỳ hạn 6 - 9 tháng cũng nhích tăng từ mức 5 - 5,2%/năm lên thành 5,2 - 5,4%/năm.

Tương tự, ACB cũng tăng lãi suất 0,05-0,3 điểm phần trăm.

Ngược lại, lãi suất tiết kiệm được điều chính giảm tại một vài kỳ hạn khi gửi tiết kiệm tại Kienlongbank (KSBank) và NamABank.

Chẳng hạn, tại NamABank, lãi suất gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn 1-3 tháng giảm 0,05 điểm phần trăm, lãi suất kỳ hạn 9 tháng giảm tới 0,5 điểm phần trăm. Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 1 năm là 6,9% khi gửi online (cũng là mức lãi suất tiết kiệm cao nhất thị trường) giảm xuống chỉ còn 6,7%/năm.

Tại KSBank, lãi suất huy động lại giảm nhẹ 0,1% với nhiều kỳ hạn. Cụ thể, lãi suất tiết kiệm cao nhất giảm từ 6,85%/năm xuống còn 6,75%/năm cho tiền gửi 18, 24 và 36 tháng. Lãi suất gửi tiết kiệm từ 1 - 3 tháng hiện còn 3,1 - 3,4%/năm; kỳ hạn 6 - 9 tháng từ 5,6 - 5,7%/năm; kỳ hạn 12 tháng đến dưới 18 tháng dao động từ 6,5 - 6,7%/năm.

Lãi suất gửi tiết kiệm sẽ tăng 1 điểm % vào nửa cuối năm?

Theo chuyên gia tài chính – ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, hiện đã có những chỉ báo quan trọng về xu hướng biến động của lãi suất trong quý II/2021 cũng như các tháng cuối năm.

Dự báo, đối với thị trường liên ngân hàng, lãi suất sẽ tăng khoảng 0,5 điểm % trong thời gian tới.

"Khi lãi suất trên thị trường 2 bị đẩy tăng, sẽ tác động ngược trở lại thị trường 1, kéo lãi suất tiết kiệm cũng tăng với mức tăng tối thiểu tương ứng là 0,5%. Tuy nhiên, lãi suất cho vay có thể sẽ tăng mạnh hơn mức tăng của lãi suất gửi tiết kiệm", vị chuyên gia dự báo.

 Lãi suất tiết kiệm “nhấp nhổm” tăng? - Ảnh 3.

Theo tính toán của ông Hiếu, lãi suất sẽ tăng ít nhất 1% trong nửa cuối năm nay.

Chưa kể, từ quý này trở đi, lãi suất sẽ chịu thêm áp lực lạm phát khi cung tiền trên thị trường vẫn tăng trước nhu cầu vay vốn đầu tư của người dân và doanh nghiệp.

Đặc biệt, mới đây, có thông tin cho rằng cung tiền M2, một trong những chỉ số chính được sử dụng để tính toán lạm phát của Việt Nam đang rất cao và đặc biệt tăng mạnh trong giai đoạn 2020 - 2021 khi so sánh với tốc độ tăng trưởng GDP.

Một vài số liệu được đưa ra làm dẫn chứng như: GDP danh nghĩa của năm 2020 là 6,29 triệu tỷ đồng, tăng 0,26% so với năm 2019. Trong khi đó cung tiền M2 là 12,11 triệu tỷ đồng, tăng 1,54% so với năm trước.

Nếu lấy tăng trưởng cung tiền M2 chia cho tăng trưởng GDP danh nghĩa sẽ thấy "năm 2020 cần tới 6 đồng M2 mới tạo ra 1 đồng GDP". Trong khi giai đoạn trước đó chỉ cần khoảng 2,7 đồng M2 đã tạo ra 1 đồng GDP.

Trước những áp lực kể trên, theo tính toán của ông Hiếu, lãi suất sẽ tăng thêm 1 điểm % trong nửa cuối năm nay.

Chủ tịch Hội đồng quản trị VietinBank, ông Lê Đức Thọ thì cho rằng trong ngắn hạn, lãi suất sẽ chưa có nhu cầu phải tăng do thanh khoản hiện vẫn rất dồi dào.

"Việc kiểm soát vĩ mô tốt đã tạo điều kiện cho lãi suất duy trì ở mức thấp, phục vụ nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp cũng như người dân. Nếu lạm phát tiếp tục được kiểm soát dưới 4% thì lãi suất như hiện nay là rất hợp lý", ông Thọ khẳng định.

Trước đó, báo cáo phân tích của Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định, ở thời điểm hiện tại vẫn còn dư địa giảm với cả lãi suất gửi tiết kiệm và cho vay trong điều kiện kiểm soát được lạm phát.

Do vậy, chưa có áp lực tăng lãi suất tiết kiệm đối với các ngân hàng thương mại trong giai đoạn này. Trong giai đoạn tiếp theo, VCBS cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành theo hướng chủ động, linh hoạt và duy trì thanh khoản hệ thống dồi dào.

H.Anh
Cùng chuyên mục