Làm thẻ Căn cước công dân gắn chip có phải cấp đổi lại hộ chiếu không?
Căn cước công dân gắn chip thay thế hộ chiếu
Cụ thể, theo Khoản 5 Điều 3 Thông tư 06/2021, bên cạnh ngôn ngữ chính trên thẻ Căn cước công dân là tiếng Việt thì ngôn ngữ khác được in trên thẻ là Tiếng Anh, là điều kiện để công dân Việt Nam sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu khi Việt Nam ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
Trước đây, Khoản 5 Điều 3 Thông tư 61/2015/TT-BCA ngày 16/11/2015 chỉ quy định ngôn ngữ khác trên thẻ Căn cước công dân được quy định cụ thể khi Việt Nam ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau; theo đó nội dung in trên thẻ hoàn toàn dùng tiếng Việt.
Cấp thẻ căn cước công dân có phải cấp đổi lại hộ chiếu không?
Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại Điều 18 của Luật này; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
+ Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Thông tư 29/2016/TT-BCA mới nhất là văn bản còn hiệu lực năm 2020 hướng dẫn việc cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông ở trong nước cho công dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành như sau:
+ 01 tờ khai Mẫu X01 theo mẫu của cơ quan công an có thẩm quyền cấp ;
+ Trường hợp đề nghị sửa chi tiết trang nhân thân trong hộ chiếu (điều chỉnh họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; giới tính; số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân) của người từ đủ 14 tuổi trở lên thì nộp hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 01 năm và giấy tờ pháp lý chứng minh sự điều chỉnh đó theo quy định tại thông tư
+ Hộ chiếu cũ của công dân khi yêu cầu cấp lại phải còn thời hạn ít nhất 1 năm.
Người đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu có thể truy cập vào hệ thống điện tử của Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh (sau đây viết tắt là trang Web XNC) tại địa chỉ https://www.vnimm.gov.vn để khai tờ khai điện tử theo Mẫu X01.
Trong thời gian 10 ngày kể từ khi khai đầy đủ thông tin vào tờ khai điện tử, người đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu sử dụng chức năng đặt lịch hẹn trên trang Web XNC để lựa chọn thời điểm đến Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Cục Quản lý xuất nhập cảnh nộp hồ sơ. Sau thời gian này, thông tin về tờ khai điện tử sẽ tự động xóa trên trang Web XNC.
Do đó, nếu Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau. Cho nên thẻ căn cước sẽ thay thế cho hộ chiếu khi nhập cảnh.
Do sẽ không phải tiến hành cấp đổi hộ chiếu khi cấp căn cước công dân. Nếu không thuộc trường hợp trên thì sẽ phải tiến hành thủ sửa đổi thông tin trên hộ chiếu theo quy định.