Nguồn cung Robusta trở nên khó kiếm đẩy giá lên mức cao chưa từng thấy

17/05/2023 14:06 GMT+7
Giá cà phê trở lại trái chiều, nguồn cung Robusta trở nên khó kiếm đã đẩy giá Robusta kỳ hạn London lên mức cao chưa từng thấy. Giá cà phê hôm nay (17/5) tại thị trường trong nước cũng biến động trái chiều...

Giá cà phê ngày 17/05/2023: Diễn biến khó lường

Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tăng liên tiếp phiên thứ ba. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng thêm 23 USD, lên 2.511 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 tăng thêm 20 USD, lên 2.484 USD/tấn, các mức tăng rất đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì ở mức trung bình. 

Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York điều chỉnh giảm ngay sau phiên tăng mạnh như thường thấy. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm 2,60 cent, xuống 186,80 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 giảm 2,30 cent, còn 184,45 cent/lb, các mức tăng cũng rất đáng kể. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.

Nguồn cung Robusta trở nên khó kiếm đẩy giá lên mức cao chưa từng thấy - Ảnh 1.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 17/05/2023 lúc 11:36:01 (delay 10 phút)

Nguồn cung Robusta trở nên khó kiếm đẩy giá lên mức cao chưa từng thấy - Ảnh 2.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 17/05/2023 lúc 11:36:01 (delay 10 phút)

Nguồn cung Robusta trở nên khó kiếm đẩy giá lên mức cao chưa từng thấy - Ảnh 3.

Giá cà phê nhân xô ngày 17/05/2023 tại các tỉnh Tây Nguyên tăng - giảm trái chiều 100 - 900 đồng/kg. Các địa phương đang thu mua cà phê với giá trong khoảng 55.000 - 56.400 đồng/kg.

Giá cà phê nhân xô ngày 17/05/2023 tại các tỉnh Tây Nguyên tăng - giảm trái chiều 100 - 900 đồng/kg. Các địa phương đang thu mua cà phê với giá trong khoảng 55.000 - 56.400 đồng/kg. Cụ thể, tỉnh Lâm Đồng có mức giá thấp nhất là 55.000 đồng/kg sau khi giảm 900 đồng/kg. Kế đến là tỉnh Gia Lai với giá 56.300 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg. Cùng thời điểm khảo sát, hai tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk ghi nhận mức giao dịch là 56.400 đồng/kg - cao nhất trong các địa phương được khảo sát sau khi tăng 100 đồng/kg. 

Giá cà phê Robusta kỳ hạn tại London tiếp tục làm nóng thị trường cà phê toàn cầu khi thiết lập mức cao nhất 12 năm sau khi nhà sản xuất Robusta hàng đầu báo cáo xuất khẩu sụt giảm.

Nông dân Việt Nam hầu như không còn cà phê để bán sau khi họ chuyển phần lớn diện tích cà phê cần tái canh hàng năm sang trồng sầu riêng và chanh dây do có lợi nhuận cao hơn.

Trong khi đó, mặc dù đã thu hoạch một vụ mùa đạt kỷ lục khoảng 22,92 triệu bao hồi năm ngoái, nhưng xuất khẩu cà phê Conilon Robusta của Brazil đã giảm tới 53% trong vòng 10 đầu của niên vụ cà phê hiện tại (07/2022 – 06/2023). Brazil gia tăng phối trộn hạt cà phê Arabica natural chất lượng thấp và dành cà phê Robusta chất lượng đặc biệt dành cho xuất khẩu.

Các thương nhân xuất khẩu Brazil chỉ đẩy mạnh bán hàng vụ mới giao sau ở mức khi nào tỷ giá đem lại lợi nhuận cao nhất cho họ.

Theo các thương nhân, hiện nông dân Việt Nam đã bán khoảng 90% sản lượng vụ mùa và lấy hàng đâu ra để xuất khẩu trong những tháng còn lại là một ẩn số. Gần như không thể mua cà phê Việt Nam để thực hiện hợp đồng vào lúc này vì giá quá đắt.

Trong tháng 4, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã tăng 4,1% về lượng và 10% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Chủ yếu là do được thúc đẩy bởi giá cà phê xuất khẩu tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2022, trong khi tại thị trường nội địa giá mặt hàng này cũng tiến gần đến mốc 60.000 đồng/kg.

Cụ thể: Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 4 xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 163.607 tấn, trị giá 398,8 triệu USD, tăng 4,1% về lượng và tăng 10% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, tính chung 4 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê vẫn giảm 5,5% về lượng và 4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022, đạt 716.580 tấn, trị giá hơn 1,63 tỷ USD.

Xuất khẩu cà phê tháng 4 được thúc đẩy trong bối cảnh giá xuất khẩu mặt hàng này tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2022, với bình quân 2.437 USD/tấn, tăng 6,3% so với tháng trước và tăng 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Luỹ kế trong 4 tháng đầu năm, giá xuất khẩu cà phê của nước ta đã tăng 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức bình quân 2.271 USD/tấn.

Về thị trường xuất khẩu, trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê sang Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Anh, Trung Quốc, Philippines… có xu hướng giảm, trong khi các thị trường như Mỹ, Nga, Algeria, Indonesia, Mexico… lại tăng rất mạnh.

Trong đó, EU tiếp tục là khách hàng lớn nhất với khối lượng đạt 284.285 tấn, trị giá 619,2 triệu USD, giảm 6,5% về lượng và 7,3% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Chủ yếu là do lượng cà phê xuất khẩu sang Bỉ đã giảm đến 57,4%, xuống chỉ còn 33.122 tấn so với 77.790 tấn của cùng kỳ năm 2022.

Tuy nhiên, lượng cà phê xuất khẩu sang hầu hết thị trường khác trong khu vực lại tăng như: Đức đạt 99.220 tấn, tăng 3,9%; Italy đạt 70.526 tấn, tăng 25,5%; Tây Ban Nha đạt 36.019 tấn, tăng 0,5%… Xét về thị phần, EU hiện chiếm đến 40% về lượng và 38% kim ngạch trong tổng xuất khẩu cà phê của Việt Nam.

Lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang một số thị trường khác cũng giảm trong 4 tháng đầu năm nay như: Nhật Bản giảm 16,2%, Anh giảm 40,4%, Trung Quốc giảm 5,5%...

Trong khi đó, xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng 31,1% lên mức 54.055 tấn và đứng thứ hai về thị trường tiêu thụ cà phê của Việt Nam với thị phần 7,5%.

Ngoài ra, lượng xuất khẩu cà phê sang một số thị trường khác cũng tăng mạnh như: Nga tăng 54,4%, Algeria tăng 98,9%, Ấn Độ tăng 68,6%, Hàn Quốc tăng 16%, đặc biệt Indonesia và Mexico tăng đột 255,4% và 507,5%...

Được biết, những ngày đầu tháng 5/2023, giá cà phê Robusta tại thị trường nội địa tăng mạnh so với cuối tháng 4/2023. Ngày 8/5/2023, giá cà phê Robusta tăng mạnh, mức tăng từ 2.400 – 2.500 đồng/kg so với ngày 28/4/2023. Tại các tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, giá cà phê Robusta cùng tăng 2.400 đồng/kg, lên mức 53.900 đồng/kg; tại các tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông, giá cà phê Robusta cùng tăng 2.500 đồng/kg, lên mức 53.300 – 53.800 đồng/kg.


Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục