Giá cà phê tiếp tục đi lên, thị trường dự kiến thiếu hụt năm thứ hai liên tiếp

08/05/2023 15:18 GMT+7
Giá cà phê hôm nay tiếp tục tăng. Thị trường cà phê toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục thiếu hụt trong năm thứ hai liên tiếp, với mức thâm hụt 7,3 triệu bao trong niên vụ 2022/2023. Điều này có khả năng sẽ hỗ trợ cho giá cà phê thế giới tăng.

Giá cà phê hôm nay 8/5: Cà phê tiếp tục tăng nhẹ ở nhiều địa phương 

Theo ghi nhận, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. Cụ thể, giá cà phê trực tuyến Robusta tại London giao tháng 7/2023 được ghi nhận tại mức 2.471 USD/tấn sau khi tăng 2,45% (tương đương 59 USD).

Giá cà phê Arabica giao tháng 7/2023 tại New York đạt mức 188,05 US cent/pound sau khi tăng 2,79% (tương đương 5,10 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 14h36 (giờ Việt Nam).

Giá cà phê tiếp tục đi lên, thị trường dự kiến thâm hụt năm thứ hai liên tiếp - Ảnh 1.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 08/05/2023 lúc 14:36:01 (delay 10 phút)

Giá cà phê tiếp tục đi lên, thị trường dự kiến thâm hụt năm thứ hai liên tiếp - Ảnh 2.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 08/05/2023 lúc 14:36:01 (delay 10 phút)

Giá cà phê tiếp tục đi lên, thị trường dự kiến thâm hụt năm thứ hai liên tiếp - Ảnh 3.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay tăng 100 đồng/kg. Các địa phương đang thu mua cà phê với giá trong khoảng 53.300 - 53.900 đồng/kg.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay tăng 100 đồng/kg. Các địa phương đang thu mua cà phê với giá trong khoảng 53.300 - 53.900 đồng/kg. Trong đó, tỉnh Lâm Đồng có mức giá thấp nhất là 53.300 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg. Kế đến là tỉnh Gia Lai với giá 53.800 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg. Cùng thời điểm khảo sát, tỉnh Đắk Nông ghi nhận mức giao dịch là 53.900 đồng/kg - ngang với tỉnh  Đắk Lắk, sau khi tăng 100 đồng/kg.

Giá cà phê thế giới vừa trải qua một tuần biến động mạnh, với những phiên tăng giảm "sốc". Tổng kết tuần qua cho thấy, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng 27 USD. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm 5,5 Cent. Giá cà phê trong nước ghi nhận tăng 2.300 - 2.400 đồng/kg so với đầu tuần.

Yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến thị trường là tình trạng khan hàng của nguồn cung Việt Nam, khiến nhiều thương nhân phải mua hàng sang tay với giá cao để giao hàng cho các hợp đồng đã ký. Trong khi áp lực thu hoạch vụ mùa cà phê Arabica mới tại các vùng trồng chính của Brazil tiếp tục đè nặng thị trường và đầu cơ ở sàn New York tiếp tục thanh lý vị thế ròng do đã “quá mua” trước đó.

Việc Fed quyết định chỉ nâng lãi suất USD kỳ này lên thêm 0,25% để ngăn chặn lạm phát Mỹ và khủng hoảng ngành ngân hàng ở Mỹ vẫn còn lây lan khiến lo ngại rủi ro tăng cao, đồng thời khiến các quỹ và đầu cơ chùng tay mua khi suy đoán tăng trưởng kinh tế và nhu cầu tiêu thụ cà phê chậm lại.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong quý I/2023 đạt 552,61 nghìn tấn, trị giá gần 1,23 tỷ USD, tăng 36,3% về lượng và tăng 31,1% về trị giá so với quý IV/2022, nhưng so với quý I/2022 giảm 5,0% về lượng và giảm 5,4% về trị giá. 

Dự báo quý II/2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam có khả năng sẽ phục hồi trở lại nhờ nhu cầu tiêu thụ cà phê của khu vực châu Âu tăng. Giá cà phê Robusta duy trì ở mức cao do nguồn cung hạn chế. Theo Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), niên vụ 2022/2023, sản lượng cà phê Robusta dự kiến giảm 2,1% xuống còn 72,7 triệu bao. Trong đó, sản lượng của khu vực châu Á và châu Đại Dương giảm 4,6% so với vụ trước, ở mức 49,7 triệu bao.

Quý I/2023 so với quý IV/2022, trị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang tất cả các khu vực trên thế giới tăng. Trong đó, tốc độ xuất khẩu cà phê sang khu vực châu Phi tăng 75%; châu Âu tăng 42,4%; châu Đại Dương tăng 30,2%. So với quý I/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang khu vực châu Á, châu Mỹ, châu Phi tăng, nhưng xuất khẩu sang khu vực châu Âu và châu Đại Dương giảm. 

Về cơ cấu thị trường: Quý I/2023 so với quý IV/2022, trị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang hầu hết các thị trường chủ lực tăng, ngoại trừ Hoa Kỳ. Đáng chú ý, tốc độ xuất khẩu cà phê sang các thị trường Ý và Bỉ ghi nhận mức tăng trưởng cao, lần lượt tăng 86,8% và 60,7%. So với quý I/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các thị trường Ý, Hoa Kỳ, Nga… tăng, nhưng xuất khẩu sang các thị trường Đức, Nhật Bản, Bỉ… giảm.

Về cơ cấu chủng loại: Quý I/2023 so với quý IV/2022, trị giá xuất khẩu cà phê Robusta và Arabica tăng lần lượt 39,7% và 42,2%, trong khi xuất khẩu cà phê chế biến và cà phê Excelsa giảm lần lượt 9,5% và 83,7%. So với quý I/2022, trị giá xuất khẩu hầu hết các chủng loại cà phê tăng, nhưng xuất khẩu cà phê Arabica giảm 27,2%.

Giá cà phê tiếp tục đi lên, thị trường dự kiến thâm hụt năm thứ hai liên tiếp - Ảnh 4.

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Giá cà phê tiếp tục đi lên, thị trường dự kiến thâm hụt năm thứ hai liên tiếp - Ảnh 5.

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), giá cà phê Robusta giao dịch trên Sở Giao dịch Liên lục địa châu Âu (ICE EU) tính đến ngày 24/04/2023 đạt mức 2.564 USD/tấn, cao nhất kể từ cuối tháng 05 năm 2011 và đã tăng gần 40% kể từ hồi đầu năm 2023 khi giao dịch tại mức 1.869 USD/tấn.

Bắt đầu năm 2023, thị trường liên tục xuất hiện những thông tin cho thấy nguồn cung có xu hướng thu hẹp tại các quốc gia sản xuất chính.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam tính từ đầu năm 2023 đến ngày 15/04/2023 ở mức 634.032 tấn, thấp hơn so với mức 662.816 tấn của cùng kỳ năm trước, số liệu từ Tổng cục Hải quan. Điều này diễn ra trong bối cảnh giá cà phê toàn cầu ở mức cao đã góp phần đẩy giá cà phê Việt Nam tăng lên mức 52.000 đồng/kg thời điểm giữa tháng 4, mức cao lịch sử.

Bên cạnh đó, sản lượng cà phê tại Indonesia, quốc gia sản xuất Robusta lớn thứ 3 thế giới, dự báo ở mức 9 triệu tấn, thấp nhất trong 10 năm, theo Volcafe. Thêm vào đó, sản lượng Robusta tại Brazil ở mức 17,51 triệu bao, giảm gần 4% so với niên vụ 2022/23, dự báo từ Cơ quan Cung ứng Mùa vụ của Chính phủ Brazil (CONAB).

Như vậy, nguồn cung không chỉ thiếu hụt trong ngắn hạn mà còn thu hẹp trong trung và dài hạn, từ đó kéo giá cà phê tăng mạnh.

Tuy vậy, cũng không thể bỏ qua những khó khăn Việt Nam đang phải đối diện, chính là tình hình dư lượng xuất khẩu thấp khi tồn kho của nông dân cạn kiệt, kéo theo lũy kế xuất khẩu từ đầu năm 2023 đến ngày 15/04/2023 của nước ta giảm 4,3% so với cùng kỳ năm 2022. 

Trong ngắn hạn, việc gia tăng xuất khẩu cà phê khi giá đang ở mức cao là giải pháp tối ưu giúp Việt Nam tiếp tục có được kim ngạch trên 4 tỷ USD. Tuy nhiên, về lâu dài chúng ta cần hướng tới các biện pháp mang tính bền vững hơn. 

Đó là các doanh nghiệp sản xuất cà phê cần đầu tư cho khâu sản xuất, nhằm hướng tới xuất khẩu cà phê đã qua chế biến với giá trị cao, đồng thời chuyển dịch phương thức chế biến, rang xay phù hợp hơn với thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ và châu Âu.

Bên cạnh đó, định hướng phát triển cà phê đặc sản với mục tiêu xây dựng thương hiệu, từ đó khẳng định vị thế ngành cà phê Việt Nam đang nhận được sự quan tâm, thúc đẩy từ phía nhà nước. 

ICO dự báo tăng trưởng tiêu thụ cà phê toàn cầu sẽ chậm lại trong niên vụ 2022/2023, với mức tăng 1,7% lên 178,5 triệu bao. Trong đó, tiêu thụ cà phê của châu Âu được dự báo chỉ tăng 0,1% trong niên vụ 2022 - 2023, sau khi tăng 6% trong niên vụ trước.

Mặc dù vậy, thị trường cà phê toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục thiếu hụt trong năm thứ hai liên tiếp, với mức thiếu hụt 7,3 triệu bao trong niên vụ 2022 - 2023. Điều này có khả năng sẽ hỗ trợ cho giá cà phê thế giới tăng.

Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục