Thấy gì từ việc khối ngoại mua ròng hơn 16.000 tỷ đồng liên tiếp trong 1 tháng trở lại đây?

10/12/2022 09:43 GMT+7
Theo các chuyên gia, tốc độ mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua là chưa từng thấy. Khi VN-Index rơi xuống sâu nhất, họ nhận ra đây là cơ hội để tăng tỷ trọng đầu tư vào Việt Nam, giá không chỉ rẻ trong 2-3 năm mà là 5 – 6 năm trở lại đây.

"Chưa từng thấy khối ngoại mua ròng liên tiếp trong 1 tháng"

Đó là câu thốt lên của ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích Công ty CK BSC tại Talkshow Chọn Danh mục kỳ 2 với chủ đề Lực đỡ từ vốn ngoại do báo Đầu tư tổ chức mới đây.

Ông Long cho biết, thời gian vừa qua, tốc độ mua ròng của nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK VN) chưa từng thấy. Trước đây cũng có những thời điểm NĐT mua ròng 2- 3 tháng liên tiếp, nhưng khối lượng mua ròng từng phiên chỉ vừa phải, còn 10 phiên liên tiếp, hay mua ròng 1 tháng liên tiếp là lần đầu tiên.

"Sau thời gian dài bị ảnh hưởng dịch bệnh, nhà đầu tư nước ngoài đã tìm hiểu về TTCK VN. Nhìn chung, đánh giá của NĐT nước ngoài đối với thị trường Việt Nam khá khả quan. Chúng ta sẽ có một số lo lắng về thị trường trong nước liên quan đến trái phiếu, tín dụng, thanh khoản trên thị trường. Nhưng khi trao đổi với NĐT nước ngoài, góc nhìn của họ tương đối dài hạn. Họ nhìn về vĩ mô, liên quan đến tiềm năng, triển vọng của nền kinh tế trong 5 -10 năm để họ đưa ra quyết định đầu tư. Họ nhận ra đây là cơ hội để tăng tỷ trọng đầu tư vào Việt Nam, giá không chỉ rẻ trong 2-3 năm mà là 5 – 6 năm trở lại đây", ông Long nói.

Thấy gì từ việc khối ngoại mua ròng hơn 16.000 tỷ đồng liên tiếp trong 1 tháng trở lại đây? - Ảnh 1.

Ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích CTCK BSC

Ông Long chia sẻ, đối với khối NĐT nước ngoài, BSC đã làm một nghiên cứu rất công phu trên cơ sở thống kê lại toàn bộ NĐT nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, rồi phân loại. Chúng ta thường chỉ nói đến NĐT nước ngoài chung chung, nhưng thực ra có rất nhiều NĐT với mục đích khác nhau.

Vị Giám đốc này cho biết thêm, trong hơn 50 tỷ USD NĐT nước ngoài sở hữu trên TTCK VN có đến hơn 1 nửa của các NĐT dài hạn, đó là các NĐT chiến lược vào các doanh nghiệp, ngân hàng trên thị trường. Thông thường, những NĐT này không bán ra cổ phiếu và nắm giữ trong thời gian khá dài, thậm chí, họ có thể mua thêm cổ phiếu từ các đợt tăng vốn phát hành hay bán từ các đối tác khác.

Nhóm thứ hai là những NĐT đến từ quốc gia châu Âu, họ cũng là những quỹ đầu tư tập trung ở Việt Nam, phần lớn tài sản lên đến 70 – 80, thậm chí 90% tập trung ở Việt Nam. Tôi nghĩ nhóm này luôn gắn bó với sự phát triển của TTCK Việt Nam, họ huy động được bao nhiêu từ NĐT bên ngoài thì sẽ lập tức đầu tư vào Việt Nam.

Thêm một nhóm nữa đó quỹ đầu tư chỉ số, nhóm này chiếm hơn 10% số lượng cổ phiếu NĐT nước ngoài nắm giữ trên TTCK VN. Nhóm này sẽ hoạt động linh hoạt, tức là khi NĐT thu được nhiều chứng chỉ quỹ từ bên ngoài họ sẽ mua vào Việt Nam và ngược lại.

"Còn có một nhóm còn lại gần đây mọi người hay nhắc đến nhiều là đầu tư thông qua đến chứng chỉ P-notes, đây có thể nói là dòng tiền khá nóng. Khi theo dõi một số thị trường khác họ mua nhanh rồi bán nhanh. Nhóm này khi mua bán trên thị trường sẽ trade nhiều hơn, còn các nhóm còn lại khá ổn định", ông Long cho biết.

"Lịch sử TTCK VN chơi như quả lắc "pendulum"

Theo ông Long, khi VN-Index giảm xuống 871 điểm là một điểm NĐT nước ngoài rất quan tâm. Tất nhiên, khi đầu tư, ai cũng mong muốn có thể mua được một mức giá tốt, hợp lý để đảm bảo tăng trưởng dài hạn cho khoản đầu tư đó. Tuy nhiên, ông Long cho rằng NĐT quan tâm nhiều hơn đến tăng trưởng, tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam vẫn còn rất tốt, có nhiều yếu tố quan trọng so với các thị trường khác này, do vậy, khối ngoại đánh giá rất cao tiềm năng tăng trưởng.

Quay lại câu chuyện anh Long cho rằng NĐT nước ngoài hoặc NĐT chuyên nghiệp luôn nhìn nhận thị trường theo 2 khía cạnh. Thứ nhất là giá trị, triển vọng về nền kinh tế. Thứ hai, sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn có đà tăng trưởng hơn 7%, thậm chí là 8% trong các năm tiếp theo.

Cùng bàn luận về việc khi VN-Index giảm sâu, ông Quan Đức Hoàng, Chủ tịch Quỹ A+ đã ví dụ lịch sử TTCK VN chơi như quả lắc "pendulum"! "Pendulum" lúc nào cũng đi qua một mức sâu rồi mới về, nhưng thường đi hơi sâu, về hơi mạnh. 

Thấy gì từ việc khối ngoại mua ròng hơn 16.000 tỷ đồng liên tiếp trong 1 tháng trở lại đây? - Ảnh 2.

Ông Quan Đức Hoàng, Chủ tịch Quỹ A+

"Vừa rồi, một anh bạn tôi biết nói về vấn đề này, rất nhiều NĐT kiếm được rất nhiều tiền, trở nên giàu vì lúc thị trường khủng hoảng, trở nên khó khăn như thế này.

Bản thân tôi cho rằng, khi VN-Index giảm xuống 871 điểm như vừa qua thì P/E đang ở mức kỷ lục thấp. Nếu so với năm 2011 là kỳ điều chỉnh rất nặng của Việt Nam. Đây là cơ hội NĐT nên nhìn nhận, họ cũng thấy tăng trưởng kinh tế, thấy được sự bền vững chính trị Việt Nam. Vậy điểm sáng cũng rất khả quan", ông Hoàng nói.

Ông Hoàn cũng cho rằng, thị trường Mỹ - thị trường 100 năm nay gọi là “window tracing”, tức là làm cửa sổ sáng đẹp hơn lúc trang trí dịp Noel. Ông Hoàng cho rằng cũng không ngoại lệ là việc này không xảy ra nhưng nhà đầu tư chuyên nghiệp có thể sẽ có những phân tích rộng lớn và sâu. Họ sẽ thấy đây là cơ hội rất hiếm có, đây là cơ hội khủng khiếp cho nhà đầu tư lâu dài.

"Với 871 điểm, thị trường rộng như vậy, đây là cơ hội của nhiều thập kỷ chứ không phải nhiều năm. Tôi nghĩ NĐT Việt Nam nếu ai vẫn còn tiền ở bên ngoài thì cứ mua dần những doanh nghiệp mà mình thích, những thông tin mình quan tâm", ông Hoàng nói.



An Vũ
Cùng chuyên mục