Bộ Công Thương đang làm gì để chặn việc "thiếu xăng", dân xếp hàng dài ở cây xăng?
Bộ Công Thương tiếp tục "xử phạt, thu hồi"
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có công điện gửi Tổng cục Quản lý thị trường và các cục quản lý thị trường về giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm và ký cam kết với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Trong đó, Bộ trưởng Diên yêu cầu các thương nhân đầu mối và phân phối ký biên bản cam kết về việc đảm bảo cung ứng xăng dầu cho các cửa hàng bán lẻ, hoàn thành trước ngày 16/11.
Đặc biệt, Bộ trưởng yêu cầu cơ quan Quản lý thị trường kiến nghị lên Bộ Công Thương thu hồi giấy phép nếu vi phạm dù bất kể thương nhân ở loại hình nào
Theo chỉ đạo của Bộ Công Thương Tổng cục Quản lý thị trường và các cục quản lý thị trường về giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm và ký cam kết với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Bộ trưởng Bộ Công Thương nêu thực trạng, tại một số địa phương trên địa bàn cả nước vẫn xuất hiện trường hợp nhiều cửa hàng bán lẻ xăng dầu tạm ngưng hoạt động, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và quyền lợi của người tiêu dùng.
Bộ trưởng Công Thương yêu cầu Tổng cục Quản lý thị trường và Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu ở tất cả các loại hình.
"Đồng thời tiến hành ký biên bản cam kết về việc đảm bảo cung ứng xăng dầu cho các cửa hàng bán lẻ xăng dầu đối với tất cả thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối trên địa bàn, hoàn thành xong trước ngày 16/11", Bộ trưởng Công Thương đề nghị.
"Quản lý thị trường tập trung giám sát cửa hàng bán lẻ xăng dầu đang hoạt động trên địa bàn, kiên quyết xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm; kiến nghị thu hồi giấy phép nếu vi phạm dù bất kể thương nhân ở loại hình nào và thực hiện áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định", Bộ trưởng nêu.
Các thủ trưởng cơ quan quản lý thị trường chịu trách nhiệm toàn diện trong việc chỉ đạo, tổ chức công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu.
Mới đây, Bộ Tài chính đã có văn bản yêu cầu Bộ Công Thương, các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu khẩn trương báo cáo các chi phí gồm chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam, premium trong nước và chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu về đến cảng.
Trước đó trong các ngày 2-8/11, Bộ Tài chính dù nhiều lần phát đi thông báo yêu cầu các doanh nghiệp báo cáo chi phí kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, chỉ đến ngày 8/11 Bộ Tài chính mới nhận đủ thông tin, nhưng chỉ có 2 doanh nghiệp báo cáo chi phí tăng, biến động, còn lại đều không có báo cáo tăng chi phí để làm cơ sở Bộ Tài chính tăng chi phí đưa xăng dầu về nước hoặc chi phí lưu thông, định mức kinh doanh xăng dầu.
Đáng chú ý, ngày 2/11, 10 doanh nghiệp xăng dầu được yêu cầu báo cáo chi phí kinh doanh xăng dầu, không báo cáo về Bộ Tài chính, điều này khiến cơ quan quản lý không có dữ liệu để tăng chi phí cho bản thân doanh nghiệp.