Chứng khoán ngày 1/10: Tình hình chung chưa trở nên bi quan

30/09/2019 22:14 GMT+7
Thị trường khởi sắc trong buổi sáng nhưng bị bán mạnh trong buổi chiều khiến VN-Index thêm một lần "lỗi hẹn" với ngưỡng 1.000 điểm. Tuy vậy, tình hình chung chưa trở nên bi quan.

Công ty chứng khoán Tân Việt (TVSI), Rồng Việt (VDSC) và Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đã đưa ra những phân tích, nhận định về việc VN-Index chinh phục "hụt" mốc 1.000 điểm trong phiên 30/9.

TVSI: Thanh khoản dự báo tiếp tục suy yếu

Trên đồ thị ngày, cây nến dạng Inverted Hammer xuất hiện trong phiên chỉ số vượt 1.000 điểm thất bại báo hiệu khả năng xuất hiện nhịp điều chỉnh. VN-Index có thể sẽ lui về vùng hỗ trợ 988 – 992 điểm trong phiên tiếp theo, tuy nhiên áp lực bán ra sẽ không quá mạnh mẽ. Thanh khoản dự báo tiếp tục suy yếu do sự thận trọng của cả bên mua và bên bán trong bối cảnh xu hướng tiếp theo của chỉ số vẫn chưa rõ ràng.

Chứng khoán ngày 1/10: Tình hình chung chưa trở nên bi quan - Ảnh 1.

Tình hình chung chưa trở nên bi quan.

Chúng tôi duy trì đánh giá quan sát đối với thị trường ở thời điểm hiện tại. Vùng hỗ trợ gần nhất 988 - 992 điểm, vùng hỗ trợ tiếp theo 960 – 970 điểm, vùng kháng cự 990 – 1.000 điểm, vùng kháng cự tiếp theo 1.015 – 1.030 điểm.

Nhận định Dòng cổ phiếu nổi bật:                

- Nhóm Dệt may giảm giá. Thiếu vắng thông tin hỗ trợ tiếp tục là yếu tố khiến cho nhóm này khó có khả năng bứt phá mạnh trong ngắn hạn. Duy trì đánh giá kém hấp dẫn ở thời điểm hiện tại. 

- Nhóm Chứng khoán giảm giá. Áp lực bán nhanh chóng gia tăng sau khi VNindex giảm trở lại xuống dưới mốc 1,000 điểm. Điều này cho thấy dòng tiền vẫn tỏ ra thận trọng đối với khả năng hình thành xu hướng tăng giá ngắn hạn của nhóm này. Diễn biến điều chỉnh dự báo xuất hiện trong những phiên tới. 

- Nhóm Ngân hàng phân hóa. Dòng tiền chốt lời xuất hiện chủ yếu tại VCB, BID, những cổ phiếu tăng tốt thời gian qua, nhưng áp lực bán ra không quá mạnh. Trong khi đó những cổ phiếu khác trong nhóm tiếp tục ghi nhận sự chuyển biến tốt ở cả mặt giá và thanh khoản trong thời gian gần đây. 

Chúng tôi cho rằng nhóm Ngân hàng hiện vẫn đang thiếu đi yếu tố hỗ trợ để hình thành xu hướng tăng giá của cả ngành, do đó diễn biến phân hóa dựa trên triển vọng kinh doanh của từng doanh nghiệp sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong thời gian tới.     

VDSC: Tình hình chung chưa trở nên bi quan

VN-Index nỗ lực chinh phục ngưỡng 1.000 điểm nhưng thất bại. Mặc dù duy trì trên ngưỡng1.000 điểm trong hầu hết thời gian giao dịch nhưng áp lực bán bất ngờ gia tăng về cuối phiên khiến VN-Index đánh mất 1,28 điểm, đóng cửa ở mức thấp nhất trong phiên tại 996,56 điểm. HNX-Index khả quan hơn với mức tăng 0,28 điểm, kết thúc ngày tại 105,05 điểm. Thanh khoản duy trì ở mức khá cao trên HOSE.

Cổ phiếu FTM tiếp tục "hồi sinh" với phiên tăngtrần thứ hai liên tiếp.Khối ngoại tiếp kéo dài chuỗi phiên bán ròng trên HOSE lên con số 5, với giá trị bán ròng 76tỷ đồng, tập trung vào VRE (-35 tỷ), MSN (-23 tỷ), VHM (-22,6 tỷ), VCB (-8,9 tỷ).

Thị trường khởi sắc trong buổi sáng nhưng bị bán mạnh trong buổi chiều khiến VN-Index thêm một lần "lỗi hẹn" với ngưỡng 1.000 điểm. Tuy vậy, tình hình chung chưa trở nên bi quan khi dòng tiền vẫn đang hiện diện khá tích cực ở nhóm các cổ phiếu vừa và nhỏ.

Ngoài ra, nhóm cổ phiếu dẫn dắt thời gian qua là Ngân hàng vẫn đang khá tích cực. Nhà đầu tư tiếp tục tìm kiếm cơ hội ở những cổ phiếu dự báo có kết quả kinh doanh quý 3 tốt mà không cần quá quân tâm đến chỉ số chung.

BVSC: Áp lực chốt lời gia tăng

Thị trường dự báo nhiều khả năng sẽ tiếp tục điều chỉnh trong một vài phiên tới. Vn-Index có thể sẽ giảm về kiểm định vùng 990-995 điểm, tại đây chỉ số sẽ cần thời gian tích lũy để tạo đà trước khi được kỳ vọng sẽ quay lại quá trình tăng điểm và breakout thành côngqua ngưỡng cản tâm lý quan trọng 1000-1005 điểm.

Diễn biến thị trường có sự phân hóa rõ nét giữa các dòng cổ phiếu. Áp lực chốt lời gia tăng đáng kể khi thị trường tiếp cận vùng kháng cự 1000-1005 điểm. Các mã trụ kéo trongcác phiên trước như VCB, BID, VNM… đều xuất hiện nhịp điều chỉnh.

Dòng tiền luân chuyển từ những nhóm đã có nhịp tăng trước đó sang để sang nhóm dầu khí, hàng khôngvà bảo hiểm tuy nhiên không đủ mạnh khiến chỉ số bị giảm. Sự phân hóa có thể tiếp diễntrong một vài phiên kế tiếp, sau đó nếu chỉ số vượt được ngưỡng cản 1000-1005 điểm, sẽ có sự đồng thuận hơn giữa các nhóm ngành.

Chiến lược đầu tư:

- Duy trì tỷ trọng danh mục ở mức 40-50% cổ phiếu.

- Đối với các nhà đầu tư vẫn đang nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao, tiếp tục canh bán trading giảm tỷ trọng về mức an toàn trong các nhịp tăng điểm của thị trường. Trong kịch bản thị trường breakout thành công qua vùng kháng cự 1000-1005 điểm, có thể thực hiện cover lại các vị thế đã bán hoặc mở các vị thế mua mới nâng tỷ trọng cho dạnh mục trong các nhịp điều chỉnh sau đó của thị trường.

Ngọc Lâm
Cùng chuyên mục