Chuyên gia kinh tế nghi ngờ mức tăng trưởng đột biến của Mỹ trong quý 1

27/04/2019 10:24 GMT+7
Việc gia tăng đột biến hàng tồn kho trong quý 1/2019 đã đóng góp khoảng 0,7% trong mức tăng trưởng GDP 3,2% của Mỹ.

Cố vấn kinh tế hàng đầu của Nhà Trắng, ông Larry Kudlow, cho biết việc tăng hàng tồn kho chủ yếu là ô tô.

Theo số liệu vừa công cố, tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong quý 1/2019 đã phá vỡ kỳ vọng nhờ tăng trưởng hàng tồn kho. Khoảng 32 tỷ đô la hàng hóa đã được thêm vào hàng tồn kho trong quý này, tương đương 128 tỷ đô la hàng năm.

Việc dự trữ hàng hóa này đã thúc đẩy tăng trưởng GDP quý đầu tiên khoảng 70 điểm cơ bản và giúp thúc đẩy tăng trưởng lên mức 3,2% hàng năm, cao hơn dự báo.

Tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, vấn đề là mức gia tăng hàng tồn kho này đến từ đâu. Hàng hóa phải đến từ một nơi nào đó, được sản xuất bởi các công ty trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài. Trong khi đó theo báo cáo chính thức, cả sản xuất và nhập khẩu của Mỹ đều giảm trong ba tháng đầu năm.

“Một quốc gia không thể dự trữ những gì không nhập hoặc không sản xuất”, Robert Brusca, kinh tế trưởng tại FAO Economics khẳng định.

Số liệu từ Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tuần trước cho biết sản lượng công nghiệp đã giảm 0,3% so với cùng kỳ trong quý đầu tiên. Và báo cáo ước tính GDP của chính phủ cũng cho biết nhập khẩu đã giảm 3,7% trong ba tháng đầu năm.

“Một lý giải có thể là do mức tiêu thụ đã giảm mạnh khiến các doanh nghiệp gia tăng hàng tồn kho”, chuyên gia kinh tế Robert Brusca đưa ra nhận định. “Tuy mức tiêu thụ hàng hóa có giảm nhưng không giảm nhanh hơn tốc độ sản xuất công nghiệp hoặc nhập khẩu để tạo ra bất kỳ thặng dư nào”, chuyên gia này nói. "Thực tế chi tiêu cho hàng tiêu dùng lâu bền đã giảm 5,3%, mức giảm lớn nhất trong 10 năm. Chi tiêu của doanh nghiệp dành cho trang thiết bị cũng suy yếu. Nhìn từ bất cứ góc độ nào, báo cáo GDP này ... là một mớ hỗn độn rõ ràng”.

Ông Kevin Hassett, chuyên gia kinh tế của Nhà trắng lượng tồn kho tăng là từ các nhà máy mới đưa vào hoạt động trong quý 1.

Một “thủ phạm” có thể là tăng hàng tồn kho là các rắc rối của Boeing BA khi một số máy bay 737 Max 7 chưa bán được do các đơn hàng tạm dừng. Tuy nhiên các máy bay này chỉ có giá niêm yết 100 triệu đô la. Điều này khó có thể làm gia tăng hàng tồn kho tới 32 tỷ đô la.

“Một khả năng khác là chính phủ đã “xào nấu” báo cáo để cố gắng giải quyết vấn đề đang sắp diễn ra bằng cách đẩy các ước tính tăng trưởng quý đầu tiên”, Brusca nói.

Nhà Trắng đã có một vài lời giải thích. Cố vấn kinh tế hàng đầu của Nhà Trắng, ông Larry Kudlow, cho biết việc tăng hàng tồn kho chủ yếu là ô tô và đây sẽ không phải là vấn đề vì người tiêu dùng cuối cùng cũng sẽ mua chúng.

Một nhà kinh tế khác của Nhà Trắng, Kevin Hassett, gợi ý rằng báo cáo của Fed về sản xuất công nghiệp đã không cập nhật mức gia tăng sản xuất. “Nhiều nhà máy đã được xây mới vào năm ngoái. Tới năm nay chúng bắt đầu đi vào sản xuất. Trong quý đầu tiên, tôi nghĩ rằng rất nhiều sản lượng mới từ các nhà máy mới đã được gộp vào hàng tồn kho, ông Hass Hassett nói.

Hiện tượng gia tăng đầybí ẩn của lượng hàng tồn kho có ý nghĩa quan trọng trong thời gian tới. Nếu việc gia tăng hàng tồn kho là có thật và không mong muốn, tăng trưởng sản xuất có thể chậm lại trong tương lai. Mặt khác, nếu hàng tồn kho được điều chỉnh bằng cách nào đó, tăng trưởng trong quý thứ hai có thể không yếu như mong đợi. Những thông tin này sẽ là căn cứ quyết định để FED quyết định lãi suất.

Nguyên Hà - Theo Marketwatch
Cùng chuyên mục