Đa dạng kênh dẫn vốn đến địa bàn "tam nông"

03/03/2020 10:28 GMT+7
Là ngân hàng chủ lực đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn và cũng là ngân hàng tiên phong hành động đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần hạn chế ảnh hưởng của tín dụng đen, Agribank đã triển khai nhiều giải pháp, cung ứng đa dạng sản phẩm dịch vụ.

Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động phức tạp, nhiều ngân hàng thương mại chủ trương đẩy mạnh phát triển các sản phẩm dịch vụ hiện đại nhằm gia tăng nguồn thu của ngân hàng. Để theo kịp xu thế phát triển của NHTM hiện đại, Agribank đề ra nhiệm vụ phát triển SPDV là đa dạng hóa và nâng cao chất lượng SPDV trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, tiếp tục giữ vị trí là ngân hàng hàng đầu về cung cấp dịch vụ ngân hàng tại khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Tuy nhiên, một vấn đề được đặt ra là muốn đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ trên địa bàn nông thôn và đẩy mạnh phương thức thanh toán không dùng tiền mặt theo tinh thần Nghị quyết 02/NQ-CP thì người dân phải có tài khoản ngân hàng. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước thì chỉ có khoản 30% dân số Việt Nam có tài khoản ngân hàng, trong khi đó 70% dân số tập trung tại các khu vực vùng sâu vùng xa, không có điều kiện tiếp cận với dịch vụ ngân hàng.

Nhận thấy được điều đó, Agribank đã triển khai đồng loạt các điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng để đưa vốn và sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến với bà con nông dân. Tại huyện Tam Bình thuộc tỉnh Vĩnh Long sau 14 tháng triển khai điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng, người dân tại ba xã Hoà Hiệp, Hoà Thạnh và Hoà Lộc thay vì phải trực tiếp đến ngân hàng tại trung tâm huyện để giao dịch thì vẫn có thể tiếp cận vốn vay cũng như dịch vụ ngân hàng tại nơi sinh sống. 

Hiện tại điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng đã phục vụ hơn 14.000 lượt khách hàng, với tổng số vốn giải ngân gần 100 tỷ đồng, huy động tiền gửi hơn 120 tỷ đồng cùng với một số sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác như chuyển tiền thanh toán, mở thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử,…. Nhờ có giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng tại các xã trên mà khách hàng đã giảm thiểu được tối đa thời gian, chi phí đi lại và quan trọng là đảm bảo an toàn cho khách hàng khi thực hiện các giao dịch với ngân hàng.

ĐA DẠNG KÊNH DẪN VỐN ĐẾN ĐỊA BÀN “ TAM NÔNG” - Ảnh 1.

(Khai trương điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dung tại huyện Tam Bình,Vĩnh Long)

Bên cạnh đó, Agribank Vĩnh Long đã cùng Hội Nông dân và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Vĩnh Long tổ chức triển khai hình thức cho vay qua tổ nhóm, đơn giản hoá tối đa thủ tục cho vay để bà con nông dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn, tránh được tệ nạn "tín dụng đen", cho vay nặng lãi đang len lỏi vào các làng quê yên bình. Đến nay, Agribank Vĩnh Long đã giải ngân cho vay qua 716 tổ với 15.059 hộ và tổng dư nợ là 920 tỷ đồng góp phần cung ứng kịp thời nguồn vốn cho bà con nông dân phục vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Là ngân hàng chủ lực đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn và cũng là ngân hàng tiên phong hành động đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần hạn chế ảnh hưởng của tín dụng đen, Agribank đã triển khai nhiều giải pháp, cung ứng đa dạng sản phẩm dịch vụ. 

Đặc biệt là các sản phẩm và kênh thanh toán ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ góp phần nâng cao nhận thức và thay đổi tư duy của người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa trong hoạt động giao dịch thanh toán. Tính đến ngày 31/01/2020 khu vực Tây Nam bộ đã phát hành được 11.631 thẻ vay thấu chi cho bà con nông dân. 

Riêng Agribank chi nhánh Vĩnh Long đã phát hành 4.092 thẻ là một trong những chi nhánh có tốc độ phát triển khá cao trong khu vực. Để đáp ứng nhu cầu và tiện lợi cho khách hàng thanh toán thẻ tại khu vực nông nghiệp, nông thôn, riêng trong năm 2019 Agribank đã đầu tư bổ sung thêm nhiều máy POS và được lắp đặt tại hầu hết các cơ sở, cửa hàng vật tư nông nghiệp, cửa hàng bán lẻ,… và đang mở rộng đến các đơn vị cung cấp dịch vụ công như cơ sở y tế, bệnh viện, trường học,....

ĐA DẠNG KÊNH DẪN VỐN ĐẾN ĐỊA BÀN “ TAM NÔNG” - Ảnh 2.

(Cán bộ Agribank huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh long đang thực hiện hướng dẫn thao tác sử dụng máy POS cho Anh Nguyễn văn Luận- bên trái

Anh Nguyễn Văn Luận – ĐVCNT CH Vật Tư Nông Nghiệp Thần Nông- ngụ tại Tổ 4 ấp Thạnh Lý, xã Đông Thạnh, TX Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long cho biết, trước đây bà con nông dân muốn mua phân thuốc bón cây phải đi vay mượn khắp nơi. Đến cuối mùa vụ thu hoạch mới có tiền để trả. Nhưng từ ngày Agribank Bình Minh cấp cho bà con nông dân thẻ ATM được vay thấu chi thì bà con vô cùng phấn khởi, vì không phải đau đầu đi vay mượn. 

Chưa kể đến kỳ thu hoạch, bà con nông dân cũng không cần phải ngồi đếm từng tờ tiền nữa. Thương lái thu mua xong là chuyển tiền vào thẻ ATM ngay. Vô cùng tiện lợi. 

Ông Luận chân tình chia sẻ thêm: "Thuận tiện hơn cho bà con nông dân chúng tôi nữa là khi Agribank Bình Minh trang bị máy POS để quẹt thẻ tại cửa hàng, bà con họ rất an tâm khi mang thẻ ATM được ngân hàng cấp đến cửa hàng tôi thanh toán. Cảm ơn Agribank Bình Minh luôn hỗ trợ và đồng hành cùng bà con nông dân"

ĐA DẠNG KÊNH DẪN VỐN ĐẾN ĐỊA BÀN “ TAM NÔNG” - Ảnh 3.

(Cán bộ Agribank huyện Bình Tân, Vĩnh Long trang bị máy POS cho CH Vật Tư Nông Nghiệp - Trần Thị Kim Thảo )

Có thể nói, với chủ trương xây dựng hệ sinh thái khép kín qua ngân hàng giữa khách hàng sử dụng thẻ và các nhà cung ứng sản phẩm dịch vụ, Agribank đã cung cấp cho bà con nông dân một hình thức thanh toán không dùng tiền mặt thông qua sản phẩm dịch vụ cho vay thấu chi thẻ ATM Agribank và công cụ chấp nhận thanh toán thẻ POS với nhiều tiện lợi, phục vụ sản xuất kinh doanh cho bà con nông dân từ vật tư nông nghiệp, thu mua nông sản hay thanh toán các dịch vụ công như điện, nước, viễn thông, học phí, viện phí,… tại máy quẹt thẻ POS.


Trần Mai Liên
Cùng chuyên mục