FiinGroup "bắt mạch" cổ phiếu công ty chứng khoán "tăng nóng" trong thời gian qua

11/06/2021 09:08 GMT+7
FiiinGoup cho biết, các công ty chứng khoán tăng trưởng mạnh nhờ thanh khoản thị trường gia tăng và nhu cầu dùng đòn bẩy (margin) cao.

Cổ phiếu ngành chứng khoán có còn hấp dẫn?

Cổ phiếu của các CTCK niêm yết đã tăng 58,8% kể từ đầu năm, cho thấy triển vọng lợi nhuận của năm 2021 (dự báo tăng 21%) đã được phản ánh vào giá cổ phiếu và đưa cổ phiếu chứng khoán lên một mặt bằng định giá mới (P/B ở mức 2,1x, cao hơn gần gấp đôi so với P/B trung bình 3 năm ở mức 1,2x).

Đó là nhận định của FiinGroup tại Báo cáo FiinPro Digest #8 tập trung vào phân tích dữ liệu tài chính để đưa ra các nhận định và phát hiện với bằng chứng dữ liệu cụ thể về các vấn đề liên quan đến tài chính và chứng khoán.

FiiinGoup cho biết, các công ty chứng khoán tăng trưởng mạnh nhờ thanh khoản thị trường gia tăng và nhu cầu dùng đòn bẩy (margin) cao.

Doanh thu và lợi nhuận Q1-2021 của nhóm CTCK niêm yết tăng lần lượt 21,4% và 26,7% so với quý liền trước. Tăng trưởng LNST chủ yếu được đóng góp bởi lãi từ hoạt động cho vay ký quỹ và chốt lời danh mục đầu tư tự doanh.

Giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên của toàn thị trường đạt khoảng 14,1 nghìn tỷ đồng trong quý 1, tăng 62,1% so với Q4-2020 nhờ sự tham gia sôi động của nhà đầu tư mới (hay còn gọi là F0), giúp các CTCK có kết quả kinh doanh khởi sắc trong quý này.

Năm 2021, 31/35 CTCK (chiếm 96,1% vốn hóa của ngành này) dự kiến LNST tăng 27%. Mặc dù thấp hơn so với mức tăng của năm 2020 (55,4%) nhưng tăng trưởng lợi nhuận này được chúng tôi đánh giá là TĂNG TỐC so với mức trung bình 5 năm (+22,5%).

Cổ phiếu Công ty chứng khoán "tăng nóng" nhờ câu chuyện về phát hành tăng vốn - Ảnh 1.

FiinGroup cho rằng, nhìn xa hơn cổ phiếu chứng khoán vẫn có thể duy trì được sức hấp dẫn do P/B tương lai (forward) 2021 hiện ở mức 1,4x với mức tăng trưởng lợi nhuận khả quan trong năm 2021 này. 

Việc tăng giá cổ phiếu chứng khoán trong thời gian qua chủ yếu diễn ra ở các công ty nhỏ và tăng bằng lần kể từ đầu năm đến nay trong khi nhóm cổ phiếu lớn hơn bao gồm SSI, VCI, HCM nhằm trong top thị phần và có nền tảng cơ bản tốt vẫn có mức tăng giá thấp hơn so với mặt bằng chung.

"Sự hấp dẫn của nhóm cổ phiếu chứng khoán vẫn được duy trì hoặc cải thiện hơn nữa nếu các CTCK thực hiện thành công các đợt phát hành huy động vốn cổ phần và qua đó tăng quy mô vốn cho vay margin cũng như tiếp tục hưởng lợi từ quy mô thanh khoản của thị trường hiện nay", FiinGroup cho hay.

Theo FiinGroup, các cổ phiếu có tỷ lệ đóng góp thu nhập từ hoạt động môi giới cao, năng lực vốn đủ lớn để gia tăng dư nợ và lợi nhuận từ cho vay ký quỹ và mức định giá tương lai thấp hơn đáng kể so với mức định giá gần nhất sẽ là các cổ phiếu có dư địa tăng trưởng trong nửa cuối 2021 này và thậm chí các năm tiếp theo. 

Trên cơ sở đó, FiinGroup cho rằng HCM, SSI và VND vẫn có tiềm năng về định giá để được thị trường chú ý.

Rủi ro nào cần theo dõi

Bên canh đó, Fiingroip cũng chỉ ra rủi ro với thị trường chứng khoán, tập trung vào hai yếu tố chính là rủi ro pha loãng và mặt bằng định giá chung lệ thuộc vào triển vọng lợi nhuận ngân hàng.

Đối với rủi ro pa loãng, việc tăng vốn và phát hành của các doanh nghiệp niêm yết hiện lên tới 102,6 nghìn tỷ đồng cho cả năm 2021 (bao gồm cả đã và dự kiến thực hiện) sẽ làm cho yếu tố rủi ro pha loãng tăng cao.

Cụ thể là việc tăng số lượng nguồn cung cổ phiếu do phát hành sẽ làm tăng số cổ phiếu lưu hành trong khi lợi nhuận tạo ra từ nguồn vốn đó chưa tăng kịp tương ứng sau ngày chốt quyền. Điều này sẽ dẫn đến làm giảm tính hấp dẫn của các chỉ số định giá theo lợi nhuận của các doanh nghiệp phát hành trong ngắn hạn.

Yếu tố này rất đáng theo dõi trong bối cảnh các cổ đông nội bộ có xu hướng bán ra cổ phiếu mạnh thì nguồn cung cổ phiếu tăng lên. Việc hấp thụ dòng tiền này ra sao bởi các nhà đầu tư cá nhân sẽ là yếu tố rủi ro đến xu hướng chung của thị trường.

Cổ phiếu Công ty chứng khoán "tăng nóng" nhờ câu chuyện về phát hành tăng vốn - Ảnh 2.

Đối với mặt bằng định giá chung lệ thuộc vào triển vọng lợi nhuận ngân hàng, các ngân hàng đóng góp tới 43% cơ cấu lợi nhuận năm 2021 toàn thị trường trong các tính toán về định giá trong tương lai và đánh giá tính hấp dẫn nói chung.

Câu chuyện tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng có độ tin cậy thấp hơn so với khối phi tài chính do khả năng thay đổi của các quy định pháp lý liên quan đến trích lập dự phòng, độ nhạy cao hơn với các yếu tố vĩ mô như mặt bằng lãi suất, và khả năng tiếp tục duy trì tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ nhất là bán chéo bảo hiểm sẽ là yếu tố quan trọng để nhà đầu tư cần theo dõi và đánh giá ảnh hưởng đến tâm lý thị trường nói chung và đến các chỉ số nền tảng này của thị trường.


Q.D
Cùng chuyên mục