Chấm dứt đà tăng sau khi thiết lập kỷ lục mới, cà phê nội quay đầu giảm 400 đồng/kg
13/06/2023 11:28Giá cà phê trên thị trường thế giới giảm, cà phê nội vẫn bứt tốc
12/06/2023 14:32Nguồn cung cà phê Robusta khan hiếm đang hỗ trợ giá tăng, giá cà phê nội "còn tiến"
11/06/2023 13:26Giá cà phê điều chỉnh giảm phiên cuối tuần, cà phê nội quay đầu giảm 400 đồng/kg
10/06/2023 11:59Giá cà phê hai sàn "nhảy số", cà phê nội tăng "sốc" vượt mốc 65.000 đồng/kg
09/06/2023 16:26Robusta tăng vọt, giá cà phê trong nước tiến sát mốc 63.000 đồng/kg
08/06/2023 16:00Giá cà phê hai sàn trái chiều, cà phê nội tiếp tục tăng trên diện rộng
07/06/2023 13:24Giá cà phê hai sàn đảo chiều hồi phục, cà phê nội sát ngưỡng 62.000 đồng/kg
06/06/2023 12:29Giá cà phê hai sàn giảm mạnh, thị trường nội địa "lặng sóng", điều gì đang xảy ra?
05/06/2023 14:42Giá cà phê kết thúc tuần tăng, dự báo "nóng" giá Robusta trong ngắn hạn
04/06/2023 14:22
Giá cà phê kỳ hạn trở lại xu hướng trái chiều, cà phê nội tăng tiếp
Giá cà phê kỳ hạn trở lại xu hướng trái chiều do có nhiều thông tin cơ bản hỗ trợ. Giá cà phê hôm nay (14/6) tại thị trường trong nước tăng 200 đồng/kg. Theo đó, mức giao dịch cao nhất trong các địa phương là 64.900 đồng/kg...
Giá cà phê ngày 14/06/2023: Trong nước tăng thêm 200 đồng/kg
Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đảo chiều tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng 7 USD, lên 2.713 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 tăng 8 USD, lên 2.689 USD/ tấn, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.
Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York sụt giảm liên tiếp phiên thứ ba. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm thêm 2,80 cent, xuống 182,75 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 cũng giảm thêm 2,80 cent, xuống178,70 cent/lb, các mức giảm khá. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.
Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên tăng 200 đồng, lên dao động quanh mức 64.200 - 64.900 đồng/kg. Trong đó, tỉnh Lâm Đồng có mức giá thấp nhất là 64.200 đồng/kg. Kế đến là tỉnh Gia Lai với giá 64.400 đồng/kg. Cùng thời điểm khảo sát, tỉnh Đắk Lắk có giá thu mua là 64.800 đồng/kg. Đắk Nông ghi nhận mức giao dịch là 64.900 đồng/kg. Đây là mức giao dịch cao nhất trong các địa phương được khảo sát.
Giá cà phê kỳ hạn trở lại trái chiều, Arabica tiếp tục giảm và Robusta đảo chiều hồi phục nhẹ.
Nguyên nhân Robusta tăng nhẹ là do tồn kho tại sàn London giảm xuống ở mức thấp 6 tuần và nguồn cung Việt Nam có dấu hiệu cạn kiệt, trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu về cà phê Robusta vẫn còn cao.
Trong khi áp lực thu hoạch cà phê Arabica ngày càng tăng do có báo cáo thời tiết khô hạn tại các vùng trồng chính ở Brazil giúp quả cà phê mau chín, sẽ hỗ trợ nhà nông đẩy nhanh tiến độ thu hoạch vụ mùa mới với dự báo sản lượng tăng tại nhiều quốc gia sản xuất cà phê Arabica ở khu vực Trung – Nam Mỹ.
Ngân hàng Nhân Dân Trung Quốc (PBoC) vừa bất ngờ điều chỉnh giảm 0,1% lãi suất đồng nhân dân tệ khiến USDX sụt giảm trở lại đã hỗ trợ hầu hết các thị trường hàng hóa lấy lại màu xanh do sức mua mạnh hơn từ nhà tiêu thụ hàng hóa hàng đầu thế giới.
Thị trường tài chính toàn cầu đang chờ đợi kết quả phiên họp điều hành chính sách tiền tệ đang diễn ra với suy đoán Fed sẽ duy trì lãi suất hiện hành và các tín hiệu cho phiên họp tiếp theo.
Trong khi đó, áp lực đáo hạn hợp đồng quyền chọn vẫn tiếp tục diễn ra trên hầu hết các thị trường, nhất là các thị trường cà phê phái sinh đang ở trạng thái “quá mua”.
Tỷ giá đồng Reais tăng thêm 0,12% lên ở mức 1 USD = 4,8610 R$ đã góp phần tiếp tục kéo giá cà phê tại thị trường nội địa Brazil xuống thấp.
Trung tâm Dự báo Khí hậu Mỹ đã xác nhận sự quay trở lại của El Niño và các nhà dự báo tin rằng ít nhất nó sẽ ở mức trung bình và có thể mạnh.
Diễn biến thời tiết thường mang đến điều kiện nóng hơn và khô hơn cho các khu vực trồng cà phê Robusta chính bao gồm Việt Nam và Indonesia, đe dọa nguồn cung quan trọng.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2022/23 sẽ giảm 6% so với niên vụ trước, xuống còn 29,7 triệu bao (loại 60 kg). Nước sản xuất Robusta lớn nhất thế giới này sẽ có vụ thu hoạch thấp nhất trong 4 năm do chi phí sản xuất (nhân công, phân bón) cao hơn và người nông dân có xu hướng chuyển sang trồng các loại cây có lợi nhuận cao hơn như bơ, sầu riêng và chanh dây. Phải đến niên vụ 2023/24, sản lượng cà phê Việt Nam mới có thể phục hồi 5% lên 31,3 triệu bao.
Thực tế, thị trường cà phê Robusta thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang trong bối cảnh khan hiếm nguồn cung trong khi nhu cầu tiêu thụ ở mức cao, mở ra cơ hội tăng giá tiếp theo cho mặt hàng này trong nửa năm tới.
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), tại thị trường nội địa, giá cà phê Việt Nam đã chứng kiến mức giá trên 65.000 đồng/kg, mức giá cao nhất từng được ghi nhận, dữ liệu từ trang giacaphe. Mức giá trên cũng đồng nghĩa với việc giá cà phê nội địa đã cao hơn gần 63% so với giai đoạn đầu năm, khi mức giá cao nhất tại thời điểm đó là 40.100 đồng/kg.
Giai đoạn tăng giá cà phê trong thời gian vừa qua chủ yếu đến hoạt động xuất khẩu ảm đạm do tồn kho của nông dân Việt Nam gần như cạn kiệt.
Thật vậy, trong 05 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 866.121 tấn cà phê, thấp hơn 3,9% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, trong tháng 05, lượng cà phê xuất khẩu chỉ ghi nhận ở mức 149.667 tấn, giảm 8,5% so với tháng trước và là mức xuất khẩu theo tháng thấp thứ 2 kể từ đầu năm đến nay.
Hơn nữa, giới quan sát nhận định tồn kho cà phê hiện tại ở Việt Nam đã rơi vào tình trạng cạn kiệt. Nguyên nhân cho vấn đề này đến từ hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu cà phê trong năm 2022, cùng sản lượng cà phê niên vụ 2022/23 của Việt Nam ước tính giảm 10-15%, theo Hiệp hội Cà phê Việt Nam (Vicofa). Thậm chí, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính tồn kho cà phê cuối niên vụ 2022/23 của Việt Nam chỉ ở mức 1.810 tấn, mức thấp nhất kể từ niên vụ 2019/20.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt tại các thị trường tiêu thụ cà phê chính như Mỹ hay châu Âu, chi tiêu cho các mặt hàng không thiết yếu như cà phê có xu hướng thu hẹp. Thực trạng này làm nổi bật ưu thế giá rẻ của cà phê Robusta so với cà phê Arabica.
Cùng với những hỗ trợ từ nhu cầu cà phê Robusta đang ở mức cao, yếu tố nguồn cung cũng có thể sẽ là nhân tố quan trọng góp phần hỗ trợ giá cà phê tạo ra những điểm nhấn mới trong năm 2023.
Đầu tiên chính là lo ngại về vấn đề nguồn cung cà phê tại Việt Nam. Không chỉ ở hiện tại với vấn đề tồn kho gần như cạn kiệt, nhìn xa hơn chính là triển vọng nguồn cung không mấy tích cực trong niên vụ 2023/24. USDA đã dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong niên vụ sắp tới chỉ ở mức 27,5 triệu bao loại 60kg, mức thấp nhất trong 3 niên vụ gần đây. Kết hợp cùng cảnh báo từ Trung tâm Dự đoán Khí hậu của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA), El Nino đã xuất hiện và sẽ gây ảnh hưởng xấu đến mùa vụ cà phê tại các quốc gia sản xuất hàng đầu châu Á, đặc biệt là Việt Nam, khiến cho vấn đề hồi phục nguồn cung cà phê tại đây vẫn là một thách thức lớn.
Không riêng tại Việt Nam, hai quốc gia cung ứng cà phê lớn trên thế giới khác là Brazil và Indonesia đều cho thấy những tín hiệu không mấy khả quan về nguồn cung cà phê niên vụ 2023/24. Thậm chí, USDA còn dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2023/24 tại Indonesia chỉ khoảng 9,7 triệu bao, giảm về mức thấp nhất trong 12 năm.
Nếu những dự báo trên là chính xác, giá cà phê nội địa tại Việt Nam, cũng như giá cà phê Robusta trên thế giới trong nửa cuối năm nay vẫn còn dư địa rất lớn để tăng trưởng, MXV nhận định.
Tương lai, giá cà phê tăng cao cũng là nhân tố quan trọng để kéo nông dân quay trở về với hoạt động sản xuất cà phê, sau sự bùng nổ trong canh tác sầu riêng và chanh leo hồi đầu năm. Thậm chí, một khi bối cảnh hiện tại được duy trì, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam có cơ hội lần nữa vượt mức 4 tỷ USD trong năm 2023, đều là dấu ấn nổi bật đối với ngành cà phê Việt Nam.
Cùng chuyên mục