Giá cao su hôm nay 14/7: Cao su châu Á tiếp tục xuống giá

14/07/2022 16:30 GMT+7
Giá cao su hôm nay 14/7 giảm nhẹ toàn thị trường châu Á. Giá kỳ hạn trong phiên sáng nay biến động trái chiều với mức điều chỉnh dưới 1%.

Giá cao su hôm nay 14/7: Giá giảm tại cả Nhật Bản và Trung Quốc

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (Tocom), giá cao su kỳ hạn giao tháng 10/2022 ghi nhận mức 246,0 yen/kg, giảm 0,37%, giảm nhẹ 1,8 yen/kg. Các kỳ hạn cao su tháng 7, 8, 9 vẫn giữ được đà tăng từ 0,87-1,82%.

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 7/2022 đứng ở mức 11.920 nhân dân tệ/tấn, giảm 1,08%%, giảm 130 nhân dân tệ/tấn.

Giá cao su Thượng Hải hôm nay giảm ở tất cả các kỳ hạn tháng 8, 9, 10, 11 với mức giảm mạnh gần 2%.

Giá cao su hôm nay 14/7: Cao su châu Á tiếp tục xuống giá - Ảnh 1.

Giá cao su hôm nay 14/7: Cao su châu Á tiếp tục xuống giá.

Giá cao su hôm nay 14/7: Cao su châu Á tiếp tục xuống giá - Ảnh 2.

Giá cao su hôm nay 14/7: Cao su châu Á tiếp tục xuống giá - Ảnh 3.

Theo đánh giá của Ban điều hành Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, ngành cao su phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2022 như sản phẩm bị cạnh tranh gay gắt, giá phân bón tăng gần gấp đôi, nguyên nhiên liệu, chi phí vận chuyển cũng tăng đồng loạt… đặt ra yêu cầu toàn ngành phải nỗ lực rất lớn trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh mới có thể bù vào khoản chi tiêu tăng thêm. Trong khi đó, giá mủ cao su lại có tốc độ tăng chậm hơn so với những chi phí này.

Dự báo biến động kinh tế, chính trị trên thế giới vẫn còn kéo dài và chưa biết thời điểm nào kết thúc, ngành cao su Việt Nam cũng nằm trong guồng xoáy biến động này. Chính vì vậy, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cao su Việt Nam cũng đã có tâm thế chủ động thích ứng với hoàn cảnh, nhanh chóng có nhiều giải pháp để đưa toàn ngành vượt khó khăn.

Việc cần làm của doanh nghiệp cao su là làm sao giữ ổn định nguồn thu nhập cho người lao động để họ gắn bó với nghề. Theo thống kê của Hiệp hội Cao su Việt Nam, cả nước hiện có hơn 930.000 ha cao su; trong đó cao su tiểu điền chiếm một nửa diện tích. Trong một nửa còn lại, doanh nghiệp quốc doanh chiếm 40%, 10% diện tích thuộc về các doanh nghiệp tư nhân.

Để có thể cùng vượt qua những thách thức hiện tại, cả doanh nghiệp cao su quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân và cả các hộ sản xuất cao su tiều điền đồng lòng gắn kết, cùng thực hiện các giải pháp tăng năng suất, vững chất lượng mới có thể giữ được giá cao su, và kì vọng giá tăng cao để bù vào chi phí.

Trong tháng 6/2022, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước giảm so với cuối tháng 5/2022. Tại Bình Phước, giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty cao su Phú Riềng thu mua ở mức từ 300-323 đồng/TCS, giảm từ 5-22 đồng/TCS so với cuối tháng 5/2022. Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa dao động ở mức 323-325 đồng/TSC, giảm 15-17 đồng/TSC. Giá mủ cao su tại Gia Lai được Công ty cao su Mang Yang thu mua với giá 295-305 đồng/TSC, giảm 10 đồng/TSC so với cuối tháng 5/2022.

Theo ước tính, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 6/2022 đạt khoảng 180 nghìn tấn, trị giá 297 triệu USD, tăng 57,7% về lượng và tăng 52,6% về trị giá so với tháng 5/2022; so với tháng 6/2021 tăng 10,4% về lượng và tăng 8,1% về trị giá; giá xuất khẩu bình quân đạt 1.651 USD/tấn, giảm 3,2% so với tháng 5/2022 và giảm 2,1% so với tháng 6/2021. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su đạt khoảng 779 nghìn tấn, trị giá 1,35 tỷ USD, tăng 9,2% về lượng và tăng 12,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên vẫn còn rất lớn, trong đó bao gồm cả nguồn nguyên liệu cao su có chứng chỉ bền vững FSC (Hội đồng quản lí rừng), tổ chức Forest Trends nhận định, tiêu thụ cao su trên thế giới đang có nhiều thay đổi.

Các quy định về tính hợp pháp và bền vững đối với nguồn cao su nguyên liệu đầu vào tạo sản phẩm ngày càng chặt chẽ. Bên cạnh đó, nhu cầu về cao su thiên nhiên bền vững đang hiện hữu tại Việt Nam.

Trên thế giới hiện có hai hệ thống chứng chỉ bền vững gồm: PEFC (Chương trình xác nhận chứng chỉ rừng) và FSC (Hội đồng quản lý rừng). Các tiêu chí FSC được coi là khắt khe hơn so với PEFC.

Việt Nam đã phát triển Hệ thống chứng chỉ rừng Quốc gia (VFCS). Hiện hệ thống này được PEFC công nhận. Đến nay, Việt Nam đã khó khoảng 97.300 ha diện tích cao su đạt chứng chỉ VFCS. Toàn bộ diện tích này của các công ty cao su nhà nước.

Theo thống kê của Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRG), diện tích cao su của Việt Nam năm 2021 đạt gần 939.000ha; trong đó, phần diện tích tiểu điền chiếm khoảng một nửa. Phần còn lại là diện tích của các công ty, với diện tích của các công ty nhà nước (quốc doanh) chiếm gần 40%, công ty tư nhân chiếm gần 10%.

So với nhu cầu ngày càng tăng của các quốc gia sau khi phục hồi kinh tế, sản lượng cao su thiên nhiên trên thế giới chỉ đạt hơn 13,8 triệu tấn trong năm 2021, trong khi nhu cầu của toàn thế giới là hơn 14 triệu tấn. Như vậy nguồn nguyên liệu cao su bị thiếu lên tới khoảng 200.000 tấn.

Nguồn cung cao su toàn cầu đang tiếp tục thiếu hụt so với nhu cầu và sẽ gia tăng thiếu hụt trong những năm tiếp theo cho đến năm 2028, thậm chí có thể kéo dài đến năm 2031 do khoảng cách cung và cầu ngày càng lớn, đại diện Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) dự báo.

Để ngành cao su Việt Nam tiếp bước phát triển, trong 6 tháng đầu năm nay, nguồn nguyên liệu cao su, đặc biệt là nguồn nguyên liệu cao su bền vững luôn được các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cao su chú trọng.

 

Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục