Giá cao su hôm nay 9/11: Giá cao su tăng giảm trái chiều

09/11/2022 15:10 GMT+7
Giá cao su hôm nay 9/11: Giá cao su kỳ hạn hôm nay tăng giảm trái chiều, tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) giá vẫn giữ đà tăng và tại Sàn Tocom (Tokyo - Nhật Bản), giá cao su quay đầu giảm.

Giá cao su hôm nay 9/11: Giá cao su quay đầu giảm tại Nhật Bản

Giá cao su hôm nay 9/11: Giá cao su kỳ hạn hôm nay tăng giảm trái chiều, tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) giá vẫn giữ đà tăng và tại Sàn Tocom (Tokyo - Nhật Bản), giá cao su quay đầu giảm.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (Tocom), giá cao su kỳ hạn giao tháng 11/2022 ghi nhận mức 212,4 yen/kg, giảm 1,67%, giảm 3,6 yen/kg. Kỳ hạn cao su tháng 12/2022, cao su kỳ hạn tháng 1/2023, kỳ hạn tháng 2/2023, kỳ hạn tháng 3/2023 đều giảm ở mức trên dưới 1%.

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 1/2023 đứng ở mức 12.590 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,64%, tăng 80 nhân dân tệ/tấn.

Giá cao su Thượng Hải hôm nay tăng ở các kỳ hạn tháng 3/2023, tháng 4/2023, tháng 5/2023 ở mức dưới 1%.

Giá cao su hôm nay 9/11: Giá cao su tăng giảm trái chiều - Ảnh 1.

Giá cao su hôm nay 9/11: Giá cao su tăng giảm trái chiều.

Giá cao su hôm nay 9/11: Giá cao su tăng giảm trái chiều - Ảnh 2.

GIÁ CAO SU TRỰC TUYẾN SÀN TOCOM, THƯỢNG HẢI, THÁI LAN Cập nhật lúc: 09/11/2022 lúc 12:48:01

Giá cao su hôm nay 9/11: Giá cao su tăng giảm trái chiều - Ảnh 3.

GIÁ CAO SU TRỰC TUYẾN SÀN TOCOM, THƯỢNG HẢI, THÁI LAN Cập nhật lúc: 09/11/2022 lúc 12:48:01

Trước đó, ngày 8/11, giá cao su kỳ hạn tương lai trên thị trường Nhật Bản hồi phục theo đà tăng của thị trường Thượng Hải và chứng khoán nội địa, do tâm lý thị trường vẫn lạc quan rằng kinh tế Trung Quốc sẽ mở cửa trở lại bất chấp sự gia tăng gần đây của các ca nhiễm Covid-19 mới.

Chỉ số Nikkei trung bình của Nhật Bản tăng 0,69% trong ngày thứ ba (08/11/2022).

Chi tiêu của các hộ gia đình Nhật Bản đã tăng trong tháng 9 vừa qua so với một năm trước đó, đánh dấu một chuỗi tăng trưởng kéo dài 4 tháng, khi không bị hạn chế bởi vi rút Corona kể từ trước khi đại dịch xảy ra.

Những tháng qua đã chứng kiến những lo ngại ngày càng tăng về nhu cầu cao su ở Trung Quốc chậm lại, khi nước này phải vật lộn với cuộc khủng hoảng bất động sản, các đợt nắng nóng làm gián đoạn sản xuất và các đợt đóng cửa kéo dài ảnh hưởng đến hoạt động công nghiệp và tiêu dùng.

Chứng khoán châu Á mở cửa tăng theo đà tăng của thị trường chứng khoán Mỹ, khi tâm lý của các nhà đầu tư tiếp tục cải thiện với kỳ vọng Trung Quốc sẽ nới lỏng chính sách Zero Covid và mở cửa lại nền kinh tế.

Ngày 31/10, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) đã có buổi làm việc với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (Mã: GVR) để đánh giá tình hình sản xuất – kinh doanh năm 2022 và thông tin xây dựng đề án cơ cấu lại doanh nghiệp.

GVR cho biết hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chính được giao.

10 tháng đầu năm sản lượng cao su khai thác ước đạt 318.000 tấn, thu mua đạt 63.500 tấn, tiêu thụ khoảng 355.000 tấn. Tập đoàn dự kiến sản lượng khai thác cao su cả năm 2022 vượt khoảng 5% kế hoạch. Về gỗ MDF, sản lượng 10 tháng đạt 887.000 m3, đạt 84% kế hoạch và dự kiến hoàn thành kế hoạch năm 2022. Trong khi đó, tập đoàn cho thuê 23,7 ha diện tích đất khu công nghiệp.

Đại diện GVR dự báo doanh thu, lợi nhuận của tập đoàn có khả năng đạt kế hoạch nhờ doanh thu từ hoạt động tài chính.

Ba quý đầu năm, cơ cấu doanh thu hoạt động tài chính của tập đoàn đến phần lớn từ lãi tiền gửi, tiền cho vay và lãi chênh lệch tỷ giá. Với 15.940 tỷ đồng tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng tại ngày 30/9, GVR thu về 473 tỷ đồng lãi tiền gửi trong 9 tháng.

Ngoài ra, trong năm nay, tập đoàn có dự kiến thoái vốn tại loạt doanh nghiệp với lợi nhuận đem về ước tính 500 - 600 tỷ đồng, thông tin tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022.

Theo Đề án tái cơ cấu tập đoàn giai đoạn 2021 – 2025, GVR sẽ tiếp tục thoái vốn đối với các công ty không hiệu quả, không cần thiết nắm giữ (kể cả công ty đang hoạt động hiệu quả). Thực hiện sáp nhập các công ty có quy mô nhỏ, cùng ngành nghề để tiết kiệm chi phí vận hành.

Bên cạnh đó tập đoàn sẽ thực hiện thoái vốn, giảm vốn (mua cổ phiếu quỹ, hoàn trả vốn góp cho các cổ đông) trong lĩnh vực cao su để tập trung nguồn lực cho phát triển các dự án khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên đất cao su, các dự án chế biến gỗ (đây là các lĩnh vực GVR có lợi thế) nhằm đảm bảo cân đối về vốn đầu tư, nguồn thu giữa 3 trụ cột “Cao su - Khu công nghiệp - Chế biến gỗ”.

Với định hướng tái cơ cấu toàn diện, tập đoàn sẽ có nguồn thu từ thoái vốn đầu tư (lãi do thoái vốn) để bổ sung/hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng trong ngắn hạn và trung hạn.

Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục