Giá nông sản hôm nay 4/1: Tiêu có phiên tăng đầu năm; cà phê thế giới vẫn đi xuống; heo hơi chững giá

04/01/2022 06:58 GMT+7
Giá nông sản hôm nay ghi nhận, tiêu trong nước tăng 500 đồng/kg ở khu vực Đông Nam Bộ; heo hơi đi ngang so với phiên trước đó, còn cà phê thế giới vẫn đi xuống.

Giá nông sản hôm nay: Tiêu không biến động

Giá tiêu hôm nay 4/1 trong khoảng 79.500 - 82.500 đồng/kg. Giá tiêu trong nước tăng 500 đồng/kg ở khu vực Đông Nam Bộ. 

Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 80.500 đồng/kg.

Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 79.500 đồng/kg.

Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 80.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 82.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 81.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.

Sáng nay giá tiêu trong nước đi ngang tại các tỉnh Tây Nguyên, tăng 500 đồng/kg ở khu vực Đông Nam Bộ.

Giá nông sản hôm nay 4/1: Tiêu có phiên tăng đầu năm; cà phê thế giới vẫn đi xuống; heo hơi chững giá - Ảnh 1.

Giá tiêu hôm nay 4/1 trong khoảng 79.500 - 82.500 đồng/kg. Giá tiêu trong nước tăng 500 đồng/kg ở khu vực Đông Nam Bộ.

3 năm qua, giá hạt tiêu nguyên liệu tại khu vực Tây Nguyên, nơi tập trung phần lớn sản lượng tiêu của Việt Nam đã tăng trên 2 lần. Sau một thời gian giảm giá, các chuyên gia nhận định giá tiêu đang bước vào chu kỳ hồi phục về giá, do nhu cầu thế giới tăng cao, nguồn cung thiếu hụt.

Các chuyên gia nhận định, Việt Nam hiện vẫn đang là nước sản xuất hồ tiêu lớn nhất trên thế giới, nên khi dự báo sản lượng năm nay có thể bị sụt giảm tới 8%, nguồn cung hạt tiêu xuất khẩu bị thắt chặt lại sẽ là động lực cho đà tăng mạnh này.

Khối lượng hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam chiếm 60% lượng hạt tiêu xuất khẩu trên thế giới với nhiều sản phẩm phong phú như: tiêu đen, tiêu xanh, tiêu trắng…

Tuy nhiên, 80% sản phẩm tiêu xuất khẩu vẫn ở dạng thô. Chính vì vậy, thời gian tới mục tiêu của ngành là nâng tỷ lệ sản phẩm đã qua chế biến lên cao hơn, giảm tỷ lệ xuất khẩu tiêu thô.

Hiện diện tích trồng tiêu trên cả nước khoảng 140.000 ha và mục tiêu đến năm 2025, ngành tiêu phấn đấu sẽ có khoảng 30% diện tích trồng tiêu an toàn, tạo tiền đề để phát triển ngành tiêu chế biến sau này.

Những năm gần đây, các doanh nghiệp đã dần chuyển hướng sản phẩm thô qua chế biến để xuất khẩu. Và việc phát triển vùng tiêu nguyên liệu bền vững, đảm bảo kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đẩy mạnh liên kết doanh nghiệp với người nông dân đang là cách ngành tiêu đang làm để tái cơ cấu lại ngành theo hướng bền vững, đi sâu vào chế biến, thay vì mở rộng sản lượng như trước kia.

Với những kết quả đạt được trong năm 2021, cùng sự nỗ lực của các đơn vị, ngành tiêu đang hướng tới mốc xuất khẩu 1 tỷ USD trong năm 2022.

Trên thị trường thế giới, theo The Hindu Business Line, Hiệp hội Thương nhân, Người trồng Hồ tiêu và Gia vị Ấn Độ cho biết, lượng tiêu nhập khẩu nhiều từ Sri Lanka đã giới hạn giá tiêu nội địa ở Ấn Độ.

Vào đầu tháng 12/2021, giá tiêu tại nước này đã chạm mức cao kỷ lục 532 Rupee/kg, trước khi giảm trở lại do lượng tiêu Sri Lanka nhập khẩu tràn vào.

Các thương nhân chỉ ra rằng, lượng tiêu nhập khẩu sẵn có ở nhiều thị trường tiêu thụ ngày càng tăng đã khiến giá nội địa giảm, đóng cửa ở mức 515 Rupee/kg tại Kochi vào giữa tháng 12/2021.

Giá heo hơi hôm nay: Heo hơi ổn định

Thị trường heo hơi miền Bắc hôm nay đồng loạt đứng yên tại hầu hết tỉnh thành. Cụ thể, Thái Nguyên, Hà Nam và Ninh Bình tiếp tục là địa phương dẫn đầu toàn khu vực với mức thu mua đạt mốc 48.000 đồng/kg. Theo sát phía sau là Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai, Hưng Yên, Nam Định, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang khi neo trong khoảng 46.000 - 47.000 đồng/kg. Phú Thọ và Thái Bình không chứng kiến thay đổi mới, giá giao dịch ghi nhận đạt mốc 45.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng 45.000 - 48.000 đồng/kg.

Tại miền Trung, Tây Nguyên, các địa phương không ghi nhận biến động mới so với hôm qua. Trong đó, tỉnh Quảng Bình chứng kiến mốc giá thấp nhất khu vực là 46.000 đồng/kg. Hiện tại, các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định và Ninh Thuận vẫn duy trì giao dịch với giá 47.000 đồng/kg. Nhiều tỉnh thành còn lại tiếp tục thu mua heo hơi với giá 48.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên dao động trong khoảng 46.000 - 48.000 đồng/kg.

Giá heo hơi khu vực miền Nam hôm nay đi ngang so với ngày hôm qua. Mức giá thấp nhất khu vực là 47.000 đồng/kg, ghi nhận tại các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, Vũng Tàu, Long An, An Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Bến Tre và Sóc Trăng. Bình Phước, Đồng Nai, TP HCM, Đồng Tháp, Hậu Giang, Cà Mau, Tiền Giang, Bạc Liêu và Trà Vinh hiện đang neo tại mốc 48.000 đồng/kg. Thương lái tỉnh Cần Thơ đang giao dịch tại mốc cao nhất khu vực là 49.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng 47.000 - 49.000 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay: Tiếp đà đi xuống trên thị trường thế giới

Trên thị trường thế giới, giá cà phê tiếp tục giảm. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 1/2022 được ghi nhận tại mức 2.488 USD/tấn sau khi giảm 0,08% (tương đương 2 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 3/2022 tại New York đạt mức 223,30 US cent/pound, giảm 1,24% (tương đương 2,80 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h30 (giờ Việt Nam).

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ngày 17/12 dự báo, sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2021-2022 giảm 8,5 triệu bao so với niên vụ trước xuống còn 167,5 triệu bao, chủ yếu là do nguồn cung từ Brazil giảm, theo trang Capital.

Trong bối cảnh sản lượng cà phê sụt giảm, tồn kho cuối kỳ toàn cầu dự kiến sẽ giảm 6,3 triệu bao xuống còn 30 triệu bao.

USDA ước tính, sản lượng của Brazil sẽ giảm 13,6 triệu bao xuống 56,3 triệu trong niên vụ 2021-2022. Hạt arabica, chiếm 70% sản lượng cà phê của Brazil, được dự báo sẽ giảm 14,7 triệu bao xuống 35 triệu bao.

Theo nhận định của các nhà phân tích tại Tridge, có khả năng mất vài mùa vụ để sản xuất cà phê của Brazil trở lại bình thường vì có thể mất tới 5 năm để cây cà phê trưởng thành.

Các nhà phân tích cho biết: “Khả năng điều kiện thời tiết khắc nghiệt hơn trong năm tới là không thể phủ nhận. Brazil đã phải hứng chịu nhiều thiệt hại trong năm 2022 do mưa lớn, hạn hán và băng giá. Cây trồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức các biện pháp phòng ngừa rủi ro của người nông dân trở nên không hiệu quả”.



An Vũ
Cùng chuyên mục