Giá Robusta tăng vững, Arabica đảo chiều, cà phê nội tăng giá tiếp

05/04/2023 12:51 GMT+7
Giá cà phê hai sàn kỳ hạn hôm nay (5/4) trái chiều khi có thêm các thông tin cơ bản hỗ trợ. Giá cà phê hôm nay tại thị trường trong nước tăng 400 đồng/kg. Trong đó, 49.400 đồng/kg là mức giao dịch cao nhất trong các địa phương được ghi nhận.

Giá cà phê ngày 05/04/2023: Robusta tăng vững, Arabica đảo chiều

Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tăng liên tiếp phiên thứ tư. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 tăng thêm 25 USD, lên 2.254 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 tăng thêm 24 USD, lên 2.219 USD/tấn, các mức tăng rất đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình. Cấu trúc giá nghịch đảo ổn định khoảng cách.

Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York đảo chiều giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 giảm 1,40 cent, xuống 174,85 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 7 giảm 1,30 cent, còn 173,95 cent/lb, các mức giảm đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.

Giá Robusta tăng vững, Arabica đảo chiều, cà phê nội tăng giá tiếp - Ảnh 1.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 05/04/2023 lúc 11:12:01 (delay 10 phút)

Giá Robusta tăng vững, Arabica đảo chiều, cà phê nội tăng giá tiếp - Ảnh 2.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 05/04/2023 lúc 11:12:01 (delay 10 phút)

Giá Robusta tăng vững, Arabica đảo chiều, cà phê nội tăng giá tiếp - Ảnh 3.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên tăng thêm 400 đồng, lên dao động trong khung 49.000 - 49.400 đồng/kg.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên tăng thêm 400 đồng, lên dao động trong khung 49.000 - 49.400 đồng/kg. Trong đó, tỉnh Lâm Đồng có mức giá thấp nhất là 49.000 đồng/kg. Kế đến là Đắk Nông với 49.200 đồng/kg. Cùng thời điểm khảo sát, giá cà phê tại tỉnh Gia Lai là 49.3000 đồng/kg. Tỉnh Đắk Lắk giao dịch ở cùng mức 49.400 đồng/kg - cao nhất trong các địa phương được ghi nhận.

Lo ngại nền kinh tế Mỹ suy thoái khi dữ liệu việc làm mới không như kỳ vọng và khủng hoảng ngành ngân hàng vẫn còn nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ. Chỉ số PMI tháng 3 của Mỹ giảm thấp cho thấy nền kinh tế Bắc Mỹ hiện đang có quá nhiều vấn đề. USDX đảo chiều giảm 0,25% khiến nhu cầu bán hàng xuất khẩu của các thị trường mới nổi chậm lại. Trong khi đó, chứng khoán châu Âu tăng lên mức cao “chưa từng có” và lo ngại nguồn cung đã hỗ trợ giá cà phê Robusta – London tăng lên mức cao 7 tháng cho hợp đồng giao ngay.

Hiệp hội các nhà xuất khẩu và công nghiệp Indonesia, nhà sản xuất Robusta lớn thứ ba thế giới, dự kiến sản lượng trong niên vụ cà phê 2023/2024 đã bắt đầu thu hoạch sẽ giảm tới 20% so với vụ trước xuống ở mức 9,6 triệu bao do thời tiết mưa quá nhiều.

Đồng Reais – Brazil tăng lên ở mức 1USD = 5,0830 R$ sẽ không khuyến khích bán cà phê xuất khẩu.

Thông tin Honduras xuất khẩu tháng 3 tăng 14% so với cùng kỳ năm trước đã khiến đà tăng giá cà phê Arabica sàn New York bị chững lại.

Chuyên gia nhận định, giá cà phê Arabica trên sàn New York sụt giảm một phần do những lo ngại nền kinh tế Mỹ tiếp tục suy yếu. Trong khi đó, giá Robusta tiếp tục được hưởng lợi từ đồng USD giảm.

Theo báo cáo của cơ quan thương mại Indonesia, xuất khẩu cà phê tháng 2/2023 của nước này chỉ đạt 200.027 bao, giảm 15,11% so với cùng kỳ năm trước, do các nhà xuất khẩu không đẩy mạnh giao hàng khi họ đang đối diện với một vụ mùa mới, yếu kém nhất trong vòng 10 năm qua.

Nhu cầu đối với cà phê Robusta – một loạt cà phê pha trộn thay thế rẻ hơn cho cà phê Aarabica – tăng cao do các nhà rang xay cố gắng giảm chi phí.

Vụ thu hoạch cà phê Brazil đang diễn ra, với hoạt động chủ yếu tập trung vào cà phê Robusta ở vùng Rondonia. Xuất khẩu cà phê nhân của Brazil trong tháng 3/2023 giảm xuống 163.444 tấn so với 202.984 tấn cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu của chính phủ nước này.

Được biết, giá cà phê nội địa trong quý I tăng khoảng 25% so với thời điểm cuối năm 2022 và tăng khoảng 17% so với cùng kỳ năm ngoái lên khoảng 48.600 - 49.000 đồng/kg.

Giá cà phê Robusta thế giới cũng diễn biến đồng pha, tuy nhiên mức tăng thấp hơn so với giá nội địa. Theo đó, tính đến ngày 31/3, giá cà phê Robusta giao trong tháng 5 trên Sàn Giao dịch London ở mức 2.206 USD/tấn, tăng 14,5% so với đầu cuối năm ngoái.

Giá cà phê tăng trong khi hoạt động xuất khẩu vẫn giảm sút. Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, luỹ kế 2 tháng đầu năm, xuất khẩu mặt hàng này đạt 342.352 tấn, trị giá 745,3 triệu USD, giảm 7,8% về lượng và 9,5% về trị giá. Giá xuất khẩu bình quân cà phê trong 2 tháng đạt 2.177 USD/tấn, giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Một số thị trường lớn ghi nhận giảm mạnh trong nhập khẩu cà phê Việt Nam như Bỉ (43%), Nhật Bản (30%), Anh (60%) Trung Quốc (25%)…

Hiệp hội Cà Phê - Ca cao Việt Nam cho biết (VICOFA) cho biết nguyên nhân của việc giá cà phê trong nước ở mức cao trong khi xuất khẩu giảm là do doanh nghiệp khó khăn trong mua hàng. Hiện tại, việc thu hoạch đã hoàn tất tuy nhiên người dân vẫn giữ hàng không bán ra, chờ giá lên cao khiến doanh nghiệp không thể mua. Cùng lúc, năm nay sức mua của đa số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê yếu do nguồn vốn eo hẹp trong bối cảnh lãi suất khá cao và biến động tỷ thất thường.

Nguồn tài chính của các doanh nghiệp năm nay không dồi dào như mọi năm dẫn đến tồn kho hàng hoá ở mức thấp. Trong khi đó, giá nội địa hiện vẫn ổn định ở mức cao nên các doanh nghiệp xuất khẩu không dám ký hợp đồng giao xa do sợ không cân đối được với giá nội địa và giá xuất khẩu, VICOFA cho biết.

Theo ước tính, tháng 3/2023, Việt Nam xuất khẩu cà phê đạt 230 nghìn tấn, trị giá 522 triệu USD, tăng 15% về lượng và tăng 20,1% về trị giá so với tháng 2/2023, so với tháng 3/2022 tăng 9,2% về lượng và tăng 10,2% về trị giá. Tính chung quý I/2023, xuất khẩu cà phê của nước ta ước đạt 572 nghìn tấn, trị giá xấp xỉ 1,27 tỷ USD, giảm 1,6% về lượng và giảm 2,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Về giá: Tháng 3/2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước tính đạt mức 2.270 USD/tấn, tăng 4,4% so với tháng 2/2023 và tăng 0,9% so với tháng 3/2022. Tính chung quý I/2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của nước ta ước đạt mức 2.214 USD/tấn, giảm 0,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Cơ cấu chủng loại: Tháng 2/2023, xuất khẩu cà phê Robusta và cà phê chế biến tăng mạnh so với tháng 2/2022, trong khi xuất khẩu cà phê Arabica giảm. Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cà phê Robusta giảm 7,8% về lượng và giảm 12% về trị giá, đạt xấp xỉ 312 nghìn tấn, trị giá 595,29 triệu USD; xuất khẩu cà phê Arabica đạt 12,2 nghìn tấn, trị giá 46,95 triệu USD, giảm 2,8% về lượng và giảm 16,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê chế biến tăng 12,9% trong 2 tháng đầu năm 2023, đạt trên 103 triệu USD.


Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục