"Lộ diện" nhà đầu tư trạm dừng nghỉ cao Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Vĩnh Hảo - Phan Thiết

28/06/2024 12:17 GMT+7
Nhà đầu tư trúng thầu dự án trạm dừng nghỉ trên cao Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Vĩnh Hảo - Phan Thiết là Liên danh Công ty CP xe khách Phương Trang - Futabuslines và Công ty TNHH Thành Hiệp Phát.

Cục Đường Cao tốc Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) đã phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư dự án xây dựng và vận hành các trạm dừng nghỉ thuộc dự án thành phần Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Vĩnh Hảo -Phan Thiết trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Theo đó, Nhà đầu tư trúng thầu dự án trạm dừng nghỉ trên cao Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Vĩnh Hảo - Phan Thiết là Liên danh Công ty CP xe khách Phương Trang - Futabuslines và Công ty TNHH Thành Hiệp Phát.

Tại phương án phê duyệt, hai dự án trạm dừng nghỉ trên 2 tuyến cao tốc nêu trên, có tổng mức đầu tư hơn 600 tỷ đồng, bao gồm chi phí xây dựng và giải phóng mặt bằng.

"Hé lộ" nhà tư trạm dừng nghỉ cao Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Vĩnh Hảo - Phan Thiết- Ảnh 1.

Chi tiết trạm dừng nghỉ khu vực phía Nam. Ảnh: TA

Trong số đó, trạm dừng nghỉ Km90+900 thuộc dự án thành phần Cam Lâm - Vĩnh Hảo có mức đầu tư khoảng 300 tỷ đồng và trạm dừng nghỉ Km144+560 thuộc dự án thành phần Vĩnh Hảo - Phan Thiết có mức đầu tư hơn 313 tỷ đồng.

Mỗi trạm dừng nghỉ có diện tích khoảng 10ha (mỗi bên đường khoảng 5ha). Các trạm này sẽ có hạng mục dịch vụ công miễn phí như bãi đỗ xe, khu vệ sinh, không gian nghỉ ngơi, phòng nghỉ tạm cho lái xe, nơi trực của nhân viên cứu hộ, sơ cứu tai nạn giao thông... cùng với các công trình thương mại như nhà hàng, trạm xăng…

Thời gian thực hiện dự án khoảng 15 tháng; trong đó thời gian hoàn thành các hạng mục công trình dịch vụ công là 12 tháng. Thời gian khai thác dự án sau khi hoàn thành đầu tư là 25 năm.

Trước đó, ngày 21/6, Cục Đường cao tốc Việt Nam cũng đã phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng và vận hành trạm dừng nghỉ Km47+500 thuộc dự án thành phần Phan Thiết - Dầu Giây. Dự án có mức đầu tư hơn 290 tỷ đồng, đơn vị trúng thầu cũng là Liên danh Futabuslines-Thành Hiệp Phát.

Cục Đường Cao tốc Việt Nam giao các ban quản lý dự án trong vai trò là bên mời thầu đàm phán với nhà đầu tư rút ngắn tối đa tiến độ thực hiện, đưa vào khai thác phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân và phương tiện tham gia giao thông trên tuyến.

Theo lãnh đạo Bộ GTVT, toàn bộ tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông sẽ có 36 trạm dừng nghỉ. Từ nay đến cuối năm 2025, toàn bộ các tuyến cao tốc, khi đi vào khánh thành và cả những trạm dừng nghỉ của tuyến cao tốc giai đoạn 1 sẽ hoàn thành đầy đủ đồng bộ trạm dừng nghỉ.

Với các tuyến mới, khi đã có quy chuẩn, pháp lý đầy đủ, việc xây dựng trạm dừng nghỉ sẽ rất đơn giản.

Trước mắt, các dự án xây dựng trạm dừng nghỉ nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư, có trạm dừng nghỉ thu hút 40 đơn vị tham gia. Có một trạm giá khởi điểm khoảng 120 tỷ đồng nhưng đấu thầu lên hơn 200 tỷ đồng. Đó cũng sẽ là nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước.

Toàn bộ khu vực cao tốc Bắc - Nam phía Đông sẽ có 36 trạm dừng nghỉ. Từ nay đến cuối năm 2025, toàn bộ các tuyến cao tốc, khi đi vào khánh thành và cả những trạm dừng nghỉ của tuyến cao tốc giai đoạn 1 sẽ hoàn thành đầy đủ đồng bộ trạm dừng nghỉ.

Với các tuyến mới, khi đã có quy chuẩn, pháp lý đầy đủ, việc xây dựng trạm dừng nghỉ sẽ rất đơn giản.

Thông tin thêm, Bộ trưởng GTVT cho biết: "Trước mắt, các dự án xây dựng trạm dừng nghỉ nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư. Khi đấu thầu thử, có trạm thu hút 40 đơn vị tham gia. Có một trạm giá khởi điểm khoảng 120 tỷ đồng nhưng đấu thầu lên hơn 200 tỷ đồng. Đó cũng sẽ là nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước. Các trạm dừng nghỉ sẽ đầu tư theo hướng Châu Âu, Mỹ, Trung Quốc có gì, chúng ta có đầy đủ và cả veef vấn đề trạm sạc điện. Để phục vụ xe điện.

Thế Anh
Cùng chuyên mục