Hơn 8.100 doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ chờ thủ tục giải thể

09/08/2020 15:57 GMT+7
Trong 7 tháng đầu năm 2020, lĩnh vực bán buôn và bán lẻ ghi nhận số lượng doanh nghiệp chờ giải thể lớn nhất trong tất cả các ngành kinh doanh, chiếm 37,2% với 8.102 doanh nghiệp.

Trong 7 tháng đầu năm 2020, lĩnh vực bán buôn và bán lẻ ghi nhận số lượng doanh nghiệp chờ giải thể lớn nhất trong tất cả các ngành kinh doanh, chiếm 37,2% với 8.102 doanh nghiệp.

Theo sau bán buôn, bán lẻ là hơn 2.500 doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo và trên 2.356 doanh nghiệp trong ngành xây dựng trong tổng số hơn 21.800 doanh nghiệp trên cả nước tạm ngừng hoạt động chờ giải thể.

Con số trên giảm 12,2% so với cùng kỳ năm 2019, trong khi tỷ lệ gia tăng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể của 7 tháng hàng năm trong giai đoạn 2015-2019 có mức trung bình là tăng 3,8%.

Trong 7 tháng đầu năm 2020, Đông Nam Bộ là khu vực đứng đầu cả nước về số lượng doanh nghiệp chờ giải thể, số doanh nghiệp thành lập mới và số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh.

Bảng 1: Tình hình đăng ký kinh doanh 7 tháng đầu năm 2020 trên cả nước nói chung và Đông Nam Bộ nói riêng (Nguồn:Cục quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Số lượng doanh nghiệp

Đông Nam Bộ

Cả nước

Chờ giải thể

9.183

21.802

Thành lập mới

30.941

75.249

Tạm ngừng kinh doanh

11.435

32.722

Tỷ lệ gia tăng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn của 7 tháng hàng năm trong giai đoạn 2015-2019 không có sự đột biến với mức trung bình là 28,1%.

Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn 7 tháng đầu năm 2020 là 32.722 doanh nghiệp, tăng 41,5% với cùng kỳ năm 2019.

Đây là một trong những mức tăng cao nhất về số lượng đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong các kỳ 7 tháng giai đoạn 2015-2020, thể hiện sự ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh Covid-19 đến việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, đa số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời gian hoạt động ngắn (kể từ thời điểm đăng ký thành lập đến nay).

Cụ thể, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời gian hoạt động từ 5 năm trở xuống chiếm gần 50% (16.203 doanh nghiệp), xấp xỉ 28% là doanh nghiệp có thời gian hoạt động từ 5 đến 10 năm và gần 23% doanh nghiệp đã hoạt động trên 10 năm.

Một điểm đáng lưu ý là so với cùng kỳ năm 2019, số lượng các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng mạnh ở tất cả 17 lĩnh vực, hiện bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19.

Bảng 2: Một số lĩnh vực có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng cao nhất so với cùng kỳ năm 2019 (Nguồn:Cục quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Lĩnh vực

Số lượng

% tăng so với cùng kỳ năm 2019

Lưu trú, ăn uống

2.040

71,4

Quảng cáo, chuyên môn khác

1.985

41,3

Dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác

1.932

60,2

Bất động sản

927

69,9

Giáo dục, đào tạo

612

64,1

Dịch vụ khác

444

56,3

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

265

69,9


Hồng Phúc/Baodautu
Cùng chuyên mục