Lý do khiến lợi nhuận Xi măng Vicem xuống thấp kỷ lục

09/01/2023 16:08 GMT+7
Giá đầu vào tăng trong khi nhu cầu xuất khẩu suy giảm khiến Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) lãi hơn 1.500 tỷ đồng năm 2022, thấp nhất trong vòng 7 năm qua.

Vicem vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2022 với tổng doanh thu ước đạt 39.453 tỷ đồng, đạt 95,5% kế hoạch năm 2022 và tăng hơn 16% so với năm 2021. 

Nhu cầu tiêu thụ yếu, trong khi giá nguyên liệu đầu vào tăng đột biến... khiến lợi nhuận của Vicem giảm hơn 30% so với cùng kỳ và là mức thấp nhất kể từ năm 2015.

Vicem vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2022 với tổng doanh thu ước đạt 39.453 tỷ đồng, đạt 95,5% kế hoạch năm 2022 và tăng hơn 16% so với năm 2021. Nhu cầu tiêu thụ yếu, trong khi giá nguyên liệu đầu vào tăng đột biến... khiến lợi nhuận của Vicem giảm hơn 30% so với cùng kỳ và là mức thấp nhất trong vòng 7 năm qua.

Lợi nhuận trước thuế (chưa tính chênh lệch tỷ giá cuối kỳ) ước hơn 1.530 tỷ đồng, đạt gần 90% kế hoạch và giảm 30,5% so với năm 2021.

Lý do khiến lợi nhuận Xi măng Vicem báo lãi thấp kỷ lục - Ảnh 1.

Giá đầu vào tăng trong khi nhu cầu xuất khẩu suy giảm khiến Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) lãi hơn 1.500 tỷ đồng năm 2022, thấp nhất trong vòng 7 năm qua.

Tổng công ty này nộp ngân sách Nhà nước 1.863 tỷ đồng, đạt 98,4% kế hoạch năm và giảm 14% so với năm ngoái.

Theo đó, sản lượng sản xuất clinker đạt 20,65 triệu tấn, bằng 95,1% kế hoạch năm 2022 và giảm 3,8% so với năm 2021. Năng suất trung bình lò nung toàn hệ thống Vicem thực hiện là 63.737 tấn/ngày, thấp hơn so với kế hoạch năm 2022 là 64.757 tấn/ngày.

Thời gian hoạt động lò nung trung bình toàn Vicem thực hiện năm 2022 là 324 ngày/dây chuyền. Sản lượng sản xuất xi măng năm 2022 đạt 24,56 triệu tấn, tương đương 94,8% kế hoạch năm và tăng 1,7% so với năm 2021. Tuy sản lượng sản xuất chưa bằng mức kế hoạch đặt ra nhưng vẫn tăng so với năm 2021.

Năm 2023, thị trường xi măng trong nước được dự báo vẫn còn nhiều khó khăn do xây dựng dân dụng phục hồi chậm, các công trình, dự án cũng chậm triển khai khi gặp khó khăn về nguồn vốn, giải ngân vốn đầu tư công còn chậm. Ngoài ra, thị trường bất động sản nhiều khả năng tiếp tục trầm lắng do "khát" vốn và ứ đọng thanh khoản. Các đơn vị sản xuất xi măng đang đứng trước áp lực giải quyết hàng tồn, nhiều đơn vị phải thực hiện dừng lò nung, giảm năng suất lò.

Vicem đặt mục tiêu cho năm 2023 là sản xuất khoảng 21,2 triệu tấn clinker, tăng 2,6% so với năm 2022; tổng sản phẩm tiêu thụ khoảng 29,2 triệu tấn, tăng khoảng 6,3%; tổng doanh thu khoảng 40.919 tỷ đồng, tăng khoảng 3,7%; nộp ngân sách nhà nước 1.665 tỷ đồng.

Lợi nhuận trước thuế (chưa tính chênh lệch tỷ giá) khoảng 800 tỷ đồng, giảm 47,8% so với ước thực hiện năm 2022.

Năm 2023, Vicem tiếp tục định hướng tập trung vào 04 nhóm lĩnh vực trong công tác đầu tư xây dựng: Dự án đầu tư mỏ nguyên liệu; Dự án đầu tư chiều sâu, xử lý "nút thắt", nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất; Dự án tận dụng nhiệt khí thải để phát điện và tiếp tục rà soát, xử lý những tồn tại của các dự án đầu tư xây dựng tại Công ty mẹ Vicem và các đơn vị thành viên

Tổng sản phẩm tiêu thụ của Vicem trong năm vừa qua đạt 27,46 triệu tấn, đạt 93,2% kế hoạch năm 2022 và giảm 6,7% so với năm 2021, trong đó tiêu thụ xi măng trong nước đạt 21,34 triệu tấn, tăng 5,6% so với năm trước; Tiêu thụ clinker (bao gồm xuất khẩu) đạt 2,88 triệu tấn, giảm 45,6%. Các chỉ tiêu tiêu thụ nói trên đều chưa đạt kế hoạch năm.

Về triển vọng ngành, VnDirect cho rằng có thể xuất hiện chỉ báo sớm cho sự cải thiện của ngành vào cuối năm 2023 khi giá nguyên liệu đầu vào giảm, nhất là than cốc, than nhiệt, thép phế. Song song đó, việc Trung Quốc mở cửa trở lại và đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng sẽ thúc đẩy nhu cầu xi măng phục hồi. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu xi măng lớn nhất của Việt Nam kể từ năm 2018 và chiếm 54% tổng sản lượng xuất khẩu xi măng năm 2021.

An Vũ
Cùng chuyên mục