Nhà đầu tư “xa lánh” cổ phiếu công nghệ cao vì e ngại rủi ro đến từ các ngân hàng trung ương
Một cuộc khảo sát mới đây của Ngân hàng Đầu tư Đa Quốc gia Hoa Kỳ (BofA) đối với các nhà đầu tư có tổng tài sản trong quản lý hơn 1,2 nghìn tỷ USD cho thấy: Các nhà quản lý quỹ đã cắt giảm khối lượng cổ phiếu công nghệ sở hữu xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12 năm 2008.
Một cuộc khảo sát hàng tháng do Tập đoàn Ngân hàng Tư nhân Deutsche (Deutsche Bank) thực hiện cho thấy đa số người tin rằng cổ phiếu công nghệ đang ở trong "vùng bong bóng" khi các nhà đầu tư tiếp tục giảm khối lượng trước các động thái điều chỉnh chính sách tiền tệ và nâng lãi suất. Các chiến lược gia của Deutsche Bank cho biết: "Lạm phát cao hơn dự kiến tiếp tục là động lực chính gây ra những lo ngại".
Để đối phó với khả năng các ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất trong năm nay, giới đầu tư đã dồn sức tăng cường vị thế trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là ở châu Âu trong khối ngân hàng, hàng hóa và công nghiệp là những lĩnh vực được nhận định sẽ hưởng lợi từ việc nâng lãi suất.
Sự dịch chuyển đầu tư được đánh giá là rất lớn so với mức trung bình trong lịch sử. Các nhà đầu tư đẩy mạnh đặt cược vào ngân hàng, hàng hóa và vật liệu, đồng thời cắt giảm trong lĩnh vực công nghệ, thị trường mới nổi và trái phiếu.
Tính từ đầu 2022 đến nay, ba khối có số lượng giao dịch "đông đúc" hàng đầu là cổ phiếu công nghệ dài, trái phiếu kho bạc ngắn hạn của Mỹ và cổ phiếu ngắn hạn của Trung Quốc, theo ngân hàng đầu tư Mỹ.
Theo báo cáo của BoFA, các nhà đầu tư đã trở nên lạc quan hơn đối với chứng khoán châu Âu từ quan điểm thương mại mở cửa trở lại toàn cầu và có nhu cầu tăng tỷ trọng đầu tư trong 12 tháng tới.