Nhu cầu xuống thấp, giá gạo “chạm đáy” trong hơn 1 thập kỉ
Về thị trường xuất khẩu, Philippines là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với hơn 36% thị phần (đạt 1,76 triệu tấn, 720 triệu USD). Ngoài ra, các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh là: Úc (tăng 75%), Bờ Biển Ngà (tăng 57%), Irắc (tăng 35%), Hồng Kông (tăng 35%), Tanzania (tăng 34%).
Các chủng loại gạo xuất khẩu chủ yếu:
Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản cho biết, trong tháng 9/2019, trên thị trường thế giới, giá gạo xuất khẩu Ấn Độ tăng nhờ đồng Rupee hồi phục, đồng Baht tăng trở lại giúp giá gạo Thái Lan ổn định ở mức cao trong gần 1 năm qua và đắt hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác ở châu Á.
Tính trong 9 tháng đầu năm, giá lúa trong nước diễn biến theo xu hướng giảm, với mức giảm 600 – 800 đồng/kg đối với lúa thường IR50404 và 100 – 200 đồng/kg đối với lúa chất lượng cao.
Cụ thể, lúa IR50404 tại An Giang giảm từ 4.750 đồng/kg (mức cao nhất trong 9 tháng) hiện còn 4.000 đồng/kg. Tại Vĩnh Long giảm từ 4.800 đồng/kg xuống còn 4.200 đồng/kg. Lúa chất lượng cao tại Bạc Liêu giảm từ 5.000 – 5.400 đồng/kg xuống còn 5.000 – 5.300 đồng/kg.
Nhu cầu xuống thấp, thị trường bế tắc
Nhận định về thị trường lúa gạo sắp tới, cơ quan chuyên môn của Bộ N&PTNT cho hay, Philippines đang nhắc sử dụng đa dạng các biện pháp phi thuế, như yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh và kiểm dịch thực vật, để điều chỉnh hoạt động nhập khẩu gạo.
Cùng đó, Bộ Nông nghiệp Philippines cũng đang đề xuất áp thuế tự vệ đối với nhập khẩu gạo, dự kiến sẽ không thấp hơn 30%, do quy định trong Đạo luật Cộng hòa số 8800 của nước này có đề cập Philippines có thể áp thuế 30-80% đối với gạo nhập khẩu vượt quá 350 nghìn tấn. "Như vậy, gạo nhập khẩu vào Philippines ngoài việc phải chịu thuế quan 35%, trong trường hợp nước này đã nhập khẩu quá 350 nghìn tấn, mức thuế phải chịu thấp nhất sẽ là 65%. Điều này có thể trở thành một trong những nhân tố sẽ gây trở ngại cho hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này trong thời gian tới", Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhận định.
Tuy nhiên vẫn còn những dấu hiệu khả quan từ thị trường Singapore và Nhật Bản. Cụ thể, do hạn hán nghiêm trọng ảnh hưởng đến sản lượng gạo của Thái Lan, Singapore - quốc gia thường xuyên nhập khoảng 30-40% gạo từ Thái Lan, đang xem xét chiến lược đa dạng hóa nhập khẩu từ các nguồn khác. Đây là cơ hội cho các nước như Việt Nam và Campuchia có thể cung cấp gạo cho với Singapore.
Trong khi đó, Nhật Bản – quốc gia thường xuyên nhập khẩu 50% gạo từ Mỹ đang xem xét chuyển hướng sang nhập khẩu gạo từ các quốc gia ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trong đó có Việt Nam.
Kì vọng trong tương lai
Toàn ngành lúa gạo đặt ra chỉ tiêu xuất khẩu năm nay đạt 6,5 triệu tấn. Để đáp ứng những thay đổi từ thị trường Trung Quốc nói riêng cũng như các thị trường xuất khẩu khác nói chung, điều cần làm ngay lúc này là củng cố lại vấn đề chất lượng. Gạo hữu cơ, gạo chất lượng cao ở nước ta hiện nay chưa được phổ biến và trồng rộng rãi do những yêu cầu khắt khe về điều kiện và năng suất thấp. Bên cạnh đó cần tìm hiểu và nắm bắt tâm lí thị trường.
"Hiện nay, các cơ quan nghiên cứu, quản lý đang tổng hợp để đề xuất. Chúng ta vẫn giữ vững an ninh lương thực và xuất khẩu một phần phù hợp. Về thị trường xuất khẩu cần thúc đẩy, mở rộng các thị trường khu vực châu Phi, Trung Đông; những thị trường có khoảng cách địa lý gần như Indonesia, Philippines...", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.