PMI ngành sản xuất Việt Nam: Tháng 6 cải thiện nhưng vẫn dưới ngưỡng 50 điểm tháng thứ tư liên tiếp
Chỉ số ngành sản xuất PMI của Việt Nam do S&P Global vừa công bố đạt 46,2 trong tháng 6, mặc dù con số này tăng nhẹ so với mức 45,3 của tháng 5, nhưng đây vẫn là vùng giảm mạnh nhất kể từ tháng 9/2021. Đây là tháng thứ tư liên tiếp chỉ số này nằm dưới ngưỡng 50 điểm. Điều này cho thấy điều kiện kinh doanh của Việt Nam liên tục suy giảm. Đây là lần suy giảm thứ bảy trong tám tháng qua do nhu cầu tiêu thụ suy yếu.
Các nhà sản xuất ở Việt Nam tiếp tục gặp khó khăn trong khoảng thời gian cuối quý 2 do nhu cầu thị trường yếu kém. Theo đó, sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục giảm, và việc giảm sản lượng. Nguyên do một phần bởi tình trạng thiếu điện do đợt nắng nóng vừa qua. Do đó, việc làm cũng giảm tháng thứ tư liên tiếp, và tốc độ giảm mạnh hơn so với tháng 5.
Về giá cả, giá đầu vào giảm tháng thứ hai liên tiếp và với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 4/2020. Giá cả đầu vào giảm đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp có dư địa để giảm giá bán hàng nhằm kích cầu. Giá cả đầu ra đã giảm trong tháng thứ ba liên tiếp, và lần giảm giá này rõ rệt nhất trong hơn 3 năm. Đây cũng là tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2011.
Trước đó, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tíchS&P Global dự đoán, PMI sản xuất tại Việt Nam sẽ đạt 50 điểm vào cuối quý này. Về dài hạn, PMI Sản xuất của Việt Nam vẫn được các nhà phân tích dự đoán sẽ có xu hướng quanh mức 53 điểm vào năm 2024 và 52 điểm vào năm 2025.
Điều này đồng nghĩa, PMI ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 5,6/2023 đã ở vùng đáy. Hay hoạt động sản xuất của Việt Nam kỳ vọng đã đi qua vùng đáy, và sẽ cải thiện trong những tháng tiếp theo.