Sức hút của cổ phiếu vừa và nhỏ

19/08/2020 10:44 GMT+7
Trên thị trường chứng khoán, dòng tiền đang có xu hướng dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ để tìm kiếm cơ hội đầu tư.

Thị trường phân hóa rõ nét

Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục điều chỉnh trong phiên giao dịch 18.8 với hiện tượng phân hóa rõ nét. Trong khi nhóm ngân hàng, thực phẩm và nhóm cổ phiếu nhà Vin tác động tiêu cực đến chỉ số chung thì nhóm cổ phiếu thủy sản, logistics lại đồng loạt tăng điểm.

Cụ thể, các mã cổ phiếu như VNM, SAB, BID, CTG là những mã tác động tiêu cực nhất đến chỉ số VN-Index trong phiên giao dịch 18.8. Trong khi các cổ phiếu như GVR, VGC, APH, GMD, GEX,… lại tăng điểm tích cực.

Sức hút của cổ phiếu vừa và nhỏ - Ảnh 1.

Thanh khoản trên thị trường có sự suy giảm trong những phiên giao dịch gần đây. Ảnh: FireAnt.

Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 3,72 điểm, xuống mốc 846,43 điểm. Trong đó chỉ số đại diện cho nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn VN30-Index iarm tới 4,59 điểm. Độ rộng thị trường vẫn nghiêng về bên mua, toàn thị trường có 197 mã tăng điểm, trong khi có 186 mã giảm điểm. Rổ VN30 thì sắc đỏ chiếm uuw thế với 21 mã giảm điểm và chỉ 5 mã tăng điểm.

Đáng chú ý, dòng tiền có sự dịch chuyển đến nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ để tìm kiếm lợi nhuận. Thống kê của Công ty Chứng khoán MB (MBS), nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ đã tăng giá lần lượt 0,5% và 0,41% trong phiên giao dịch 18.8.

Một điểm đáng chú ý là thanh khoản trên thị trường đang có dấu hiệu suy giảm dần. Thanh khoản trên sàn HOSE chưa được cải thiện, trong đó khối lượng giao dịch qua kênh khớp lệnh giảm -14,3% so với phiên giao dịch trước đó, về mức 178,4 triệu đơn vị. Giá trị giao dịch khớp lệnh trên sàn HOSE cũng giảm -11% so với phiên trước, chỉ đạt hơn 3.000 tỉ đồng. Trong khi đó, kênh giao dịch thỏa thuận ghi nhận mức tăng trưởng mạnh hơn 103% so với phiên trước, giúp tổng giá trị giao dịch trên sàn HOSE ở mức 3.940 tỉ đồng, tăng nhẹ so với phiên trước.

Sức hút của cổ phiếu vừa và nhỏ - Ảnh 2.

Về giao dịch của khối ngoại, khối này vẫn đang duy trì đà bán ròng. Trên HOSE, khối ngoại bán ròng với giá trị ròng 283,33 tỉ đồng tương ứng với khối lượng ròng 6,2 triệu cổ phiếu. VGC là mã bị bán ròng nhiều nhất với 58,3 tỉ đồng tương ứng với 2,5 triệu cổ phiếu, tiếp theo là VHM với 58 tỉ đồng tương ứng với 734 nghìn cổ phiếu. Ở chiều ngược lại, DPM là mã chứng khoán được mua ròng nhiều nhất với 10,6 tỉ đồng tương ứng với 746 nghìn cổ phiếu.

Trên HNX, khối ngoại bán ròng với giá trị ròng 9,46 tỉ đồng tương ứng với khối lượng ròng 1,7 triệu cổ phiếu. SD5 là cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất với 4,3 tỉ đồng tương ứng với 1 triệu cổ phiếu. Ở chiều ngược lại, ART là cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất với 654 triệu đồng tương ứng với 284 nghìn cổ phiếu.

Theo nhận định của MBS, nhóm cổ phiếu trụ hoặc nhóm bluechips là tác nhân gây sức ép lên thị trường, do vậy dòng tiền đã có sự dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ để tìm cơ hội đầu tư. MBS cho rằng thị trường có khả năng còn tiếp tục dao động trong biên độ hẹp trong các phiên sắp tới từ 840-850 điểm.

Cổ phiếu vừa và nhỏ đang hút tiền

Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), lực cầu trong phiên giao dịch 18.8 chỉ giúp cân bằng trạng thái thị trường và dè dặt trong việc đẩy mạnh vị thế.

Dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại Việt Nam, đặc biệt trong những ngày gần đây xuất hiện thêm các ca nhiễm mới tại Hà Nội. Để ứng phó với khả năng bùng phát của dịch bệnh, Ủy ban Nhân dân Hà Nội yêu cầu thắt chặt các biện pháp phòng dịch tại nhà hàng, quán ăn, quán nước, dịch vụ công,..bao gồm đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, khử khuẩn, giãn cách chỗ ngồi từ phạm vi 1 m,..Các biện pháp trên thực hiện nghiêm ngặt từ 0h00 ngày 19.8. VDSC cho rằng tác động của COVID-19 sẽ ít nhiều tác động tới khả năng vận hành bình thường của nền kinh tế, qua đó tạo ra những lo ngại nhất định đối với nhà đầu tư.

Sức hút của cổ phiếu vừa và nhỏ - Ảnh 3.

Trước những diễn biến tiêu cực của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, giới chuyên gia cho rằng dòng tiền đang có xu hướng chảy vào nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. Diễn biến tích cực tại nhóm vốn hóa vừa và nhỏ được phản ánh vào sắc xanh của lĩnh vực khu công nghiệp, cảng biển, dược - thiết bị y tế, điện, nước, phân bón, thủy sản… Các cổ phiếu có biên độ tăng tốt có thể kể đến như SZL (6,3%), TIP (6,1%), HND (18,4%), BWE (4%), BFC (3,9%),…

Đánh giá về thị trường chung, VDSC cho rằng việc khối lượng giao dịch suy giảm trong hai phiên gần đây cho thấy khả năng chỉ số VN-Index chưa thể quay trở lại đà tăng được ngay và cần thêm các phiên tích luỹ để củng cố thêm lực mua trước khi đi lên trở lại. Tín hiệu cho thấy VN-Index quay trở lại đà tăng và đi lên là một phiên tăng điểm với khối lượng giao dịch tăng tốt và tiệm cận đường trung bình 50 ngày của khối lượng. Khi đó, chỉ số sẽ dễ dàng vượt kháng cự 860 điểm để đi lên vùng giá mục tiêu trong tháng nằm tại 880 điểm. Trường hợp phiên giao dịch nói trên không xảy ra thì vẫn có khả năng chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục xuyên thủng mức hỗ trợ 841 điểm trước khi tạo đáy tại vùng hỗ trợ mạnh hơn nằm tại 825-820 điểm.

Minh Đức/NCĐT
Cùng chuyên mục