Tháng đầu tiên năm 2022, giao dịch bất động sản giảm "nhiệt"

16/02/2022 13:18 GMT+7
Ngoài việc rao bán các sản phầm bất động sản giảm mạnh thì lượt người tìm kiếm và giao dịch nhà đất thời điểm tháng 1/2022 cũng giảm mạnh so với tháng 12/2021.

Theo thống kê của Batdongsan.com.vn, tháng 1/2022 là tháng cận Tết nhưng tổng lượng tin đăng bán các sản phẩm bất động sản trên toàn thị trường giảm đến 38% so với tháng 12/2021.

Thị tường căn hộ chung cư và nhà riêng có lượng rao bán giảm mạnh nhất với mức giảm từ 40-41% so với tháng cuối của năm 2021. Bên cạnh đó, đất nền và nhà phố, biệt thự cũng giảm mạnh lượng tin rao hơn 38%.

Ngoài việc rao bán các sản phầm bất động sản giảm mạnh thì lượt người tìm kiếm và giao dịch nhà đất thời điểm tháng 1/2022 cũng giảm mạnh so với tháng 12/2021.

Tháng đầu tiên năm 2022, giao dịch bất động sản giảm "nhiệt" - Ảnh 1.

Thị trường bất động tại Thủ Thiêm cũng đã bắt đầu chững lại. Ảnh: L.S

Thống kê này cho thấy, trong tháng 1/2022 nhu cầu tìm kiếm, giao dịch nhà đất trên cả nước giảm tới 24%; đất nền, căn hộ và nhà riêng lần lượt có tỷ lệ quan tâm giảm 24-26%. Một số sản phẩm khác như đất nền dự án, nhà mặt phố cũng ghi nhận giao dịch giảm rõ rệt.

Tuy nhiên, nhu cầu tìm mua biệt thự, liền kề tại Hà Nội tăng 29%, tập trung ở các khu vực Long Biên, Gia Lâm; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 30%, tập trung ở quận 7, Nhà Bè…

Thị trường bất động sản năm 2021 của Savills, hầu hết nguồn cung tương lai này đều nằm tại huyện Hoài Đức và Đan Phượng. Riêng huyện Hoài Đức chiếm 56% thị phần giao dịch trên toàn thị trường, theo sau là quận Hà Đông với 24%.

Tại huyện Hoài Đức, nhiều vị trí đẹp trong làng xã trước đây với mức giá từ 30-35 triệu đồng/m2, nay có thể được chào giá từ 90 - 120 triệu đồng/m2. Cùng với những cơn sốt đất nền cục bộ, quan sát thực tế cho thấy, thời gian gần đây giới đầu tư đang dồn mua tài sản bất động sản tích trữ, đón đầu cơ hội tăng giá khá nhiều.

Một trong những nguyên nhân khiến thị trường Hoài Đức hút khách cực mạnh là do sự "thay da đổi thịt" với hàng loạt công trình, dự án về giao thông, hạ tầng, tiện ích vui chơi… liên tiếp được đầu tư bằng các nguồn vốn ngân sách hoặc xã hội hóa.

Đơn cử như tuyến đường Tây Thăng Long, Đại lộ Thăng Long, đường vành đai 3, vành đai 3.5, hay đường Trung Văn nối với Mễ Trì - Mỹ Đình được đầu tư xây dựng, tạo thành một chuỗi giao thông liên hoàn kết nối toàn bộ khu vực phía Tây với trung tâm cũ, biến khu vực này trở thành trục phát triển mạnh mẽ nhất của Hà Nội.

Thế Anh
Cùng chuyên mục