Thị trường chứng khoán 11/6 "rơi tự do", thanh khoản cao chưa từng có

11/06/2020 15:39 GMT+7
Thị trường chứng khoán 11/6 bất ngờ "rơi tự do", VN-Index mất hơn 30 điểm. Thanh khoản đạt gần 10.000 tỷ đồng, mức cao kỷ lục trong năm 2020.

Thị trường chứng khoán 11/6 được các công ty chứng khoán đánh giá là "rất khỏe". Mở đầu phiên 11/6, sắc xanh được duy trì. Hết đợt 1, VN-Index vẫn duy trì được mốc 900 điểm khi tăng 0,48 điểm, tương đương 0,05% lên 900,48 điểm. Tuy nhiên, không lau sau đó, VN-Index nhanh chóng đảo chiều và chuyển từ xanh sang đỏ.

Kịch tính thực sự chỉ xuất hiện trong đợt giao dịch chiều. Càng về cuối phiên, VN-Index rơi càng mạnh. Đóng cửa phiên 11/6, VN-Index "rơi tự do" khi giảm 32,37 điểm, tương đương 3,63% xuống 867,37 điểm. Mốc 900 điểm bị xuyên thủng một cách dễ dàng. Có lẽ người bi quan nhất cũng không hình dung ra kịch bản đảo chiều mạnh đến như vậy.

Thị trường chứng khoán 11/6 "rơi tự do", thanh khoản cao chưa từng có - Ảnh 1.

Thị trường chứng khoán 11/6 "rơi tự do", thanh khoản cao chưa từng có

Ngoài sự lao dốc về điểm số, một trong những điểm nhấn khác của thị trường chứng khoán 11/6 là thanh khoản tăng mạnh mẽ. Có đến hơn 707 triệu cổ phiếu, tương đương 9.998 tỷ đồng được giao dịch thành công, tăng 166 triệu cổ phiếu, tương đương 30,7% về khối lượng và tăng 2.899 tỷ đồng, tương đương 40,8% về giá trị. Đây là mức thanh khoản cao chưa từng có trong năm 2020.

Giá trị giao dịch tăng mạnh hơn khối lượng giao dịch cho thấy diễn biến mua bán tập trung nhiều vào nhóm blue-chips. Thị trường chứng khoán 11/6 chứng kiến đà bán tháo xuất phát từ nhóm cổ phiếu ốn hóa lớn. Chốt phiên, VN30-Index giảm 32,24 điểm, tương đương 3,84% xuống 806,87 điểm.

Có tới 10/30 blue-chips giảm sàn, trong đó đa số là cổ phiếu tài chính ngân hàng. BID giảm 3.000 đồng/CP xuống 40.500 đồng/CP. CTG giảm 1.700 đồng/CP xuống 22.950 đồng/CP. SSI giảm 1.100 đồng/CP xuống 14.900 đồng/CP.

7 blue-chips giảm sàn còn lại là: GAS giảm 5.400 đồng/CP xuống 72.600 đồng/CP. MSN giảm 4.400 đồng/CP xuống 58.500 đồng/CP. MWG giảm 6.200 đồng/CP xuống 83.200 đồng/CP. PLX giảm 3.300 đồng/CP xuống 44.400 đồng/CP. PNJ giảm 4.500 đồng/CP xuống 60.500 đồng/CP. POW giảm 750 đồng/CP xuống 10.500 đồng/CP. ROS giảm 240 đồng/CP xuống 3.230 đồng/CP.

Nhóm cổ phiếu "nóng" đua nhau giảm sàn. DBC giảm 3.550 đồng/CP xuống 47.850 đồng/CP. D2D giảm 4.400 đồng/CP xuống 59.200 đồng/CP. DRH giảm 610 đồng/CP xuống 8.140 đồng/CP. FRT giảm 1.900 đồng/CP xuống 25.850 đồng/CP. HAG giảm 400 đồng/CP xuống 5.400 đồng/CP. HHS giảm 370 đồng/CP xuống 4.990 đồng/CP,...

Thị trường chứng khoán 11/6 dù lao dốc nhưng vẫn còn khá nhiều penny duy trì đà tăng trần. Đáng chú ý nhất vẫn là HQC. HQC có chuỗi phiên tăng trần liên tiếp. HQC tăng 130 đồng/CP lên 1.990 đồng/CP. Có tới 26,5 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng thành công, tăng mạnh so với con số 14 triệu cổ phiếu của 10 phiên gần đây.

Một số mã tăng trần cùng HQC đều là cổ phiếu "ruồi". CIG tăng 130 đồng/CP lên 2.070 đồng/CP. MHC tăng 260 đồng/CP lên 4.040 đồng/CP. PIT tăng 280 đồng/CP lên 4.390 đồng/CP. PLP tăng 640 đồng/CP lên 9.840 đồng/CP. PXI tăng 190 đồng/CP lên 2.970 đồng/CP. PXT tăng 120 đồng/CP lên 1.930 đồng/CP,....

Trên sàn Hà Nội, các chỉ số thậm chí còn lao nhanh hơn. HNX-Index giảm 4,62 điểm, tương đương 3,83% xuống 116,06 điểm. HNX30-Index giảm 13,03 điểm, tương đương 5,49% xuống 224,36. Đây là chỉ số "rơi" mạnh nhất trong thị trường chứng khoán 11/6. UpCOM-Index giảm 1,36 điểm, tương đương 2,38% xuống 55,94 điểm.

Thanh khoản trên sàn Hà Nội cũng đạt mức cao chưa từng có trong năm 2020. Có đến hơn 118 triệu cổ phiếu, tương đương 1.160 tỷ đồng được giao dịch thành công, tăng vượt trội so với hôm qua. Lực bán vẫn tập trung vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Nhóm HNX30 có tới 923 tỷ đồng được giao dịch.

Blue-chips nóng nhất sàn Hà Nội vừa qua là SHS. Sau nhiều phiên tăng trần và tăng mạnh, SHS đã giảm sàn. SHS giảm 1.300 đồng/CP xuống 11.700 đồng/CP. HUT giảm 200 đồng/CP xuống 2.500 đồng/CP. NDN giảm 1.800 đồng/CP xuống 16.900 đồng/CP. NRC giảm 1.000 đồng/CP xuống 9.300 đồng/CP. TVC giảm 2.300 đồng/CP xuống 21.000 đồng/CP.

Trên sàn Hà Nội, các mã "vượt bão" thành công cũng đều là penny. Dù thị trường chứng khoán 11/6 lao dốc vẫn có tới 27 mã tăng trần. CET tăng 100 đồng/CP lên 2.000 đồng/CP. DST tăng 600 đồng/CP lên 6.600 đồng/CP. DZM tăng 300 đồng/CP lên 4.000 đồng/CP. FID tăng 100 đồng/CP lên 1.100 đồng/CP. HBS tăng 200 đồng/CP lên 2.300 đồng/CP,...

Có thể thấy thị trường chứng khoán 11/6 đã lao dốc quá mạnh, mạnh hơn mức tưởng tượng của nhà đầu tư khiến cho càng về cuối phiên, lực bán ra càng mạnh. Hiện tại, nhà đầu tư khá hoang mang, chưa biết nên mua vào hay bán ra trong những phiên tiếp theo.


Tiểu My
Cùng chuyên mục