Thị trường lạc thế giới niên vụ 2021-2022: Duy trì ổn định nhờ Senegal

01/06/2021 14:30 GMT+7
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), nhờ tăng xuất khẩu lạc (đậu phộng) của Senegal và Sudan trong niên vụ 2021/2022, khối lượng trao đổi thương mại nông sản này trên thế giới sẽ vẫn ổn định ở mức 4,68 triệu tấn (Mt) trong khi vụ 2020/21 là 4,7 Mt, bất chấp

Điều này sẽ đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc vẫn đang ở mức cao kỷ lục cho dù có thể giảm 100.000 tấn niên vụ 2021/22. Phần lớn đỗ lạc mà Trung Quốc mua được dùng để nghiền, chủ yếu đến từ Ấn Độ và châu Phi.

Sản xuất lạc trên thế giới có thể tăng lên 49,17 Mt niên vụ 2021/2022 (48,99 Mt trong vụ này) nhưng lượng tồn vào cuối vụ sẽ giảm từ 5,19 Mt niên vụ 2018/19 xuống còn 4,75 Mt, rồi 4,52 Mt trong hai vụ tiếp theo và 4,03 Mt cuối vụ lạc 2021/22.

Thị trường lạc thế giới niên vụ 2021-2022: Duy trì ổn định nhờ Senegal - Ảnh 1.

Việc tiêu thụ đỗ lạc trên thế giới cũng sẽ tiếp tục tăng vì xu hướng "ăn nhanh" và "nhấm nháp" vẫn được duy trì nhưng cũng do nhu cầu về dầu lạc luôn tăng. Điều này sẽ nâng đỡ giá bán khô dầu và dầu lạc.

Sản xuất lạc của Senegal sẽ đạt kỷ lục 1,6 triệu tấn trong niên vụ 2020-2021, tăng 179.000 tấn (+14%) so với vụ thu hoạch trước. Diện tích đất trồng lạc ước đạt 1,2 triệu ha, tăng 2% và năng suất tăng 20% so với bình quân 5 năm qua (1,31 triệu tấn) nhờ có mưa nhiều.

Senegal đã vượt 1 triệu ha đất trồng lạc kể từ 2015 và sản xuất trên 1 triệu tấn lạc kể từ 2017.

Tại Senegal, việc trồng lạc diễn ra từ giữa tháng 5 đến tháng 7 và thu hoạch từ tháng 9 đến cuối tháng 10. Các vùng trồng chính nằm ở miền trung và nam đất nước nơi có 8 vùng chiếm khoảng 92% sản lượng trong vụ 2020. Đó là Kaffrine (18%), Kolda (17%), Kaolak (16%), Fatick (13%), Tambacounda (11%), Thiès (6%), Louga (6%) và Sedhiou (5%). Senegal là nước sản xuất lạc lớn thứ ba châu Phi sau Nigeria và Sudan.

Trong vụ lạc trước (từ tháng 12/2019 đến tháng 5/2020), việc xuất khẩu đỗ lạc, chủ yếu sang Trung Quốc đã làm cho các nhà máy ép dầu sở tại gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp chế biến lạc của Senegal như Sonacos, Copéol, West African Oil, Complexe agro-industriel de Touba (Cait) bị thiếu nguyên liệu, phải ngừng một phần hoạt động và sa thải hàng loạt nhân công. Với giá mua 1 kg lạc có thể lên tới 325 FCFA (1 USD = 151 FCFA), các thương nhân Trung Quốc có mặt tại tất các cánh đồng ngay từ đầu vụ thu hoạch đã dễ dàng mua được phần lớn sản lượng lạc do giá trần mà chính phủ Senegal ấn định chỉ ở mức 210 FCFA. Trung Quốc và Senegal đã ký một thỏa thuận cho phép Senegal xuất khẩu đỗ lạc sang quốc gia đông nhất thế giới mà không chịu bất kỳ loại thuế nào trong khi dầu lạc bị đánh thuế rất cao và khô dầu, một sản phẩm đồng hành lại bị cấm nhập khẩu vào Trung Quốc.


Hoàng Đức Nhuận - Thương vụ VN tại Algeria kiêm nhiệm Senegal
Cùng chuyên mục