Thời vụ bị đẩy lùi do thời tiết, quý III/2022 Vinaseed (NSC) báo lãi giảm mạnh

25/10/2022 09:02 GMT+7
Do ảnh hưởng của thời tiết tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, quý III/2022 Vinaseed báo lãi giảm 18% so với cùng kỳ.

Quý III/2022, Công ty CP Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed, HoSE: NSC) ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 307,6 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ, lãi gộp đạt 96,7 tỷ đồng, giảm 9,3%.

Doanh thu hoạt động tài chính tăng từ hơn 800 triệu lên 3,3 tỷ đồng, chi phí tài chính giảm 2 tỷ đồng từ 6,6 xuống 4,6 tỷ đồng. Chi phí bán hàng biến động không đáng kể với gần 30 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 19,4% xuống 28,4 tỷ đồng.

Kết quả, quý III/2022, Vinaseed báo lãi hơn 28 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ.

Thời tiết bất lợi, quý III/2022 Vinaseed (NSC) báo lãi đi lùi - Ảnh 1.

Báo cáo tài chính quý III/2022 của NSC.

Theo giải trình của công ty, lợi nhuận sau thuế quý III/2022 đạt 82,2% so với cùng kỳ do ảnh hưởng của thời tiết tại Đồng Bằng Sông Cửu Long nước đang lên chưa đủ điều kiện sản xuất nên thời vụ bị đẩy lùi sang quý IV năm 2022.

Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần hợp nhất của NSC đạt 1.202 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ. Lãi sau thuế đạt 151,2 tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ.

Tổng tài sản tính tới cuối tháng 9/2022 của NSC tăng 6% lên 2.048 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn chiếm 58% với 1.193 tỷ đồng; đầu từ nắm giữ đến ngày đáo hạn tăng gần 70% lên 8,3 tỷ đồng; phải thu khách hàng giảm 34% xuống 169 tỷ đồng; hàng tồn kho tăng 48% so với đầu năm lên 648 tỷ đồng.

Tính đến cuối tháng 9, Công ty góp vốn vào các công ty khác với tổng vốn hơn 26 tỷ đồng, trong đó góp vào Công ty CP giống cây trồng miền Nam gần 13 tỷ đồng, góp vào Công ty CP đầu tư và PTNT nông nghiệp công nghệ cao Hà Nam 4,7 tỷ đồng...

Về nguồn vốn, nợ phải trả tăng 21% lên 760,6 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn chiếm 96% với 728,3 tỷ đồng (tăng 22% so với đầu năm); vay nợ ngắn hạn tăng 64% lên 329 tỷ đồng.

Năm nay, NSC đặt mục tiêu 2.150 tỷ đồng, tăng 11,5%; lợi nhuận trước thuế 300 tỷ đồng, tăng 20,5%; tỷ lệ cổ tức dự kiến 30-30%.

Lãnh đạo Vinaseed đưa ra phương án tái cấu trúc doanh nghiệp như đổi mô mô hình kinh doanh theo hướng thống nhất thị trường, giảm các đơn vị đầu mối để giảm chi phí, hạn chế cạnh tranh nội bộ; thay đổi phương thức tiếp cận khách hàng để thúc đẩy nhu cầu; đổi mới mô hình tăng trưởng với ngành chính là giống cây trồng bằng các sản phẩm khoa học công nghệ, tập trung nâng cao tỷ trọng rau và ngô; dứng dụng công nghiệp thông tin vào sản xuất kinh doanh và quản trị…

Trong giai đoạn 2022-2026, Vinaseed đề ra mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 15-20%. Trong đó, sản lượng giống cây trồng đến 2026 đạt 180.000 tấn, doanh thu 4.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 450-500 tỷ đồng. Đồng thời, mục tiêu chiếm lĩnh 25% thị phần cả nước, riêng đồng bằng sông hồng và Bắc Trung Bộ chiếm 45%.

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 24/10, cổ phiếu NSC giảm 0,68% xuống 73.500 đồng/cp.

Nguồn cung thiếu hụt, cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo?

Thống kê mới nhất từ Tổng Cục Hải quan Việt Nam cho thấy, tính từ đầu năm 2022 đến hết ngày 15/9, xuất khẩu gạo của nước ta đã đạt 5,02 triệu tấn, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu đạt 2,44 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo kế hoạch năm 2022, Việt Nam xuất khẩu gạo đạt khoảng 6,3 đến 6,5 triệu tấn, cao hơn 100.000 đến 200.000 tấn so với năm 2021. Dự kiến, những tháng còn lại của năm 2022, xuất khẩu khoảng 1,5 đến 1,7 triệu tấn. Nếu không có các yếu tố bất lợi mới, khả năng xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2022 sẽ đạt và vượt kế hoạch.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam nhận định, nhìn chung, bức tranh cung cầu của thị trường gạo đang thiên về một xu hướng tăng trong giai đoạn quý IV/2022 và đầu năm 2023. Thời tiết khắc nghiệt ở nhiều quốc gia châu Á, nơi chiếm 90% sản lượng gạo toàn cầu, đang đặt nguồn cung gạo vào tình trạng thiếu hụt đáng báo động. Việc Ấn Độ cấm xuất khẩu, trong khi Trung Quốc dự báo sẽ nhập khẩu kỷ lục 6 triệu tấn gạo trong năm tới sẽ là cơ hội cho ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Do là loại lương thực thiết yếu, nên nhu cầu sử dụng gạo sẽ không bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế như những mặt hàng khác. Trong bối cảnh nguồn cung sụt giảm, nhu cầu ổn định, giá gạo thế giới và giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ còn dư địa tiếp tục tăng trong thời gian tới.


An Vũ
Cùng chuyên mục