Trung Quốc chi hàng trăm triệu USD nhập khẩu một mặt hàng của Việt Nam, trong nước cũng tăng mạnh nhu cầu

16/11/2022 11:00 GMT+7
Thị phần tinh bột sắn của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc trong 9 tháng năm 2022 chiếm 38,9%, tăng mạnh so với mức 16,9% của cùng kỳ năm 2021. Nhu cầu sắn lát của các nhà máy thức ăn chăn nuôi và thức ăn thuỷ sản trong nước cũng tiếp tục tăng...

Nhà máy chế biến tinh bột sắn thiếu nguyên liệu

Các nhà máy chế biến tinh bột sắn vẫn chưa đủ nguyên liệu để chạy máy ổn định do thiếu nguồn cung củ sắn tươi. Giá sắn lát trong nước vẫn được duy trì khá cao càng làm cho nhà máy chế biến tinh bột sắn thiếu nguyên liệu. 

Nhu cầu mua hàng sắn lát của các nhà máy thức ăn chăn nuôi và thức ăn thuỷ sản tiếp tục tăng do tăng nhu cầu sản xuất cuối năm và việc tăng tỷ lệ (công thức) pha trộn sắn lát trong thành phần thức ăn gia súc, gia cầm. 

Từ đầu tháng 11/2022 đến nay, giá củ sắn tươi tại một số tỉnh khu vực miền Trung, Tây Nguyên ổn định, nguồn cung hàng vụ mới thấp, phải sang tháng 12 mới có hàng đưa ra thị trường nhiều hơn. Tại Sơn La, giá sắn lát giao dịch quanh mức 6.000 đồng/kg với hàng rời và 6.100-6.150 đồng/kg với hàng bao.

Một số nhà máy tinh bột sắn tại Tây Ninh tiếp tục điều chỉnh giá thu mua sắn nội vùng, tiến độ thu hoạch sắn tại các tỉnh Tây Nguyên bị chậm lại do mưa nhiều.

Trung Quốc chi hàng trăm triệu USD nhập khẩu một mặt hàng của Việt Nam, trong nước cũng tăng mạnh nhu cầu - Ảnh 1.

Các nhà máy chế biến tinh bột sắn vẫn chưa đủ nguyên liệu để chạy máy ổn định do thiếu nguồn cung củ sắn tươi.

Các nhà máy Việt Nam đang chào bán tinh bột sắn với mức giá trong khoảng 435-470 USD/ tấn, FOB - cảng TP.Hồ Chí Minh. Xuất khẩu sắn qua các cửa khẩu biên giới vẫn ổn định song chịu áp lực giảm giá của Thái Lan khiến giá tinh bột sắn tại thị trường nội địa tiếp tục giảm. 

Tại Thái Lan: Từ đầu tháng 11/2022 đến nay, giá sắn nguyên liệu tại Thái Lan được điều chỉnh tăng, trong khi giá sắn lát xuất khẩu được giữ ổn định. Giá tinh bột sắn nội địa và giá tinh bột sắn xuất khẩu của Thái Lan được điều chỉnh giảm so với cuối tháng 10/2022. 

Hiệp hội tinh bột sắn Thái Lan thông báo điều chỉnh giá sàn xuất khẩu tinh bột sắn xuống mức 490 USD/tấn, giảm 5 USD/tấn so với cuối tháng 10/2022. Giá tinh bột sắn nội địa cũng được điều chỉnh xuống mức 16,85 Baht/kg, giảm 0,05 Baht/kg so với cuối tháng 10/2022. 

Trong khi đó, Hiệp hội thương mại khoai mỳ Thái Lan thông báo giữ giá sàn xuất khẩu sắn lát ở mức 255-265 USD/tấn, FOB-Băng Cốc, ổn định so với cuối tháng 10/2022; Tuy nhiên tăng giá sắn nguyên liệu lên mức 2,80-3,25 Baht/kg, tăng 0,05 Baht/kg so với cuối tháng 10/2022. 

Mới đây, Các hiệp hội Sắn Thái Lan đã ký kết biên bản ghi nhớ với Hiệp hội các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi Philippines để đàm phán mua sắn lát và viên nén của Thái Lan với trị giá hơn 20 tỷ Baht mỗi năm. Trong 9 tháng năm 2022, Thái Lan đã xuất khẩu 8,73 triệu tấn sản phẩm sắn, trị giá hơn 115,48 tỷ Baht. Trong số các mặt hàng xuất khẩu, 36% là sắn lát và viên nén và phần còn lại là tinh bột sắn.

Tại Phú Yên, tỉnh trồng nhiều sắn nhất cả nước, niên vụ 2021/22, diện tích trồng sắn toàn tỉnh đạt 29.709 ha, tăng 243 ha so với niên vụ trước; Năng suất bình quân đạt 22,62 tấn/ ha, tăng 0,5%; Sản lượng đạt 672.018 tấn, tăng 1,4%; Độ bột bình quân đạt 24,73%, giảm 4,87% so với niên vụ trước do dịch bệnh khảm lá sắn bởi virus gây hại đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Tổng sản lượng tinh bột sắn chế biến đạt 83.429 tấn, giảm 27,56% so với niên vụ trước.

Trung Quốc chi hàng trăm triệu USD nhập khẩu sản phẩm sắn Việt Nam

Thị phần tinh bột sắn của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc trong 9 tháng năm 2022 chiếm 38,9%, tăng mạnh so với mức 16,9% của cùng kỳ năm 2021.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 10/2022, Việt Nam xuất khẩu được gần 238,65 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 102,76 triệu USD, tăng 23,5% về lượng và tăng 17,2% về trị giá so với tháng 9/2022, tăng 30,4% về lượng và tăng 25,8% về trị giá so với tháng 10/2021. Giá xuất khẩu bình quân sắn và các sản phẩm từ sắn ở mức 430,6 USD/tấn, giảm 5,1% so với tháng 9/2022 và giảm 3,6% so với tháng 10/2021. Lũy kế 10 tháng năm 2022, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 2,56 triệu tấn, trị giá 1,12 tỷ USD, tăng 9,7% về lượng và tăng 20,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong tháng 10/2022, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam, chiếm 86,9% tổng lượng sắn và các sản phẩm từ sắn xuất khẩu của cả nước, với 207,47 nghìn tấn, trị giá 89,18 triệu USD, tăng 20,4% về lượng và tăng 13,7% về trị giá tháng 9/2022; so với tháng 10/2021 tăng 19,4% về lượng và tăng 15% về trị giá. Lũy kế 10 tháng năm 2022, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 2,33 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 1,02 tỷ USD, tăng 6,9% về lượng và tăng 17,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trung Quốc chi hàng trăm triệu USD nhập khẩu một mặt hàng của Việt Nam, trong nước cũng tăng mạnh nhu cầu - Ảnh 2.

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Trong tháng 10/2022, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam, chiếm 86,9% tổng lượng sắn và các sản phẩm từ sắn xuất khẩu của cả nước, với 207,47 nghìn tấn, trị giá 89,18 triệu USD, tăng 20,4% về lượng và tăng 13,7% về trị giá tháng 9/2022; so với tháng 10/2021 tăng 19,4% về lượng và tăng 15% về trị giá. Lũy kế 10 tháng năm 2022, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 2,33 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 1,02 tỷ USD, tăng 6,9% về lượng và tăng 17,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trung Quốc chi hàng trăm triệu USD nhập khẩu một mặt hàng của Việt Nam, trong nước cũng tăng mạnh nhu cầu - Ảnh 3.

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam

Về nhập khẩu mặt hàng sắn của Trung Quốc: Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 9 tháng năm 2022, nhập khẩu sắn (HS 071410) của Trung Quốc đạt 1,77 tỷ USD, tăng 40,8% so với cùng kỳ năm 2021. 

Việt Nam là thị trường lớn thứ 2 cung cấp sắn cho Trung Quốc trong 9 tháng năm 2022 với 152,08 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2021, thị phần sắn của Việt Nam chiếm 8,6% trong tổng trị giá nhập khẩu sắn của Trung Quốc, thấp hơn so với mức 10,4% của 9 tháng đầu năm 2021. 

Trung Quốc cũng đẩy mạnh nhập khẩu sắn lát của Thái Lan trong 9 tháng năm 2022 với 1,62 tỷ USD, tăng 44,1% so với cùng kỳ năm 2021, thị phần sắn lát của Thái Lan chiếm 91% trong tổng trị giá nhập khẩu sắn lát của Trung Quốc, tăng so với mức 89% của 9 tháng đầu năm 2021. 

Với tinh bột sắn: Trong 9 tháng năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu 3,19 triệu tấn tinh bột sắn (HS 11081400), trị giá 1,67 tỷ USD, tăng 27,4% về lượng và tăng 39,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. 

Trong 9 tháng năm 2022, Việt Nam là thị trường lớn thứ 2 cung cấp tinh bột sắn cho Trung Quốc, với 1,24 triệu tấn, trị giá 633,89 triệu USD, tăng 194% về lượng và tăng 224,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Thị phần tinh bột sắn của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc trong 9 tháng năm 2022 chiếm 38,9%, tăng mạnh so với mức 16,9% của cùng kỳ năm 2021; Trong khi đó, thị phần tinh bột sắn của Thái Lan chiếm 54,7%, giảm mạnh so với mức 72,8% của cùng kỳ năm 2021. 

Gần đây Trung Quốc có xu hướng tăng nhập khẩu tinh bột sắn từ Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, trong khi giảm nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia và thị trường Đài Loan.

Thực tế hiện nay, nhu cầu đối với sản phẩm sắn của Trung Quốc vẫn rất cao. Ngoài sử dụng cho con người, Trung Quốc tăng nhập sắn về để làm thức ăn chăn nuôi thay thế cho các nguyên liệu khác đang tăng cao.

Tại thị trường Trung Quốc, sắn và các sản phẩm sắn của Thái Lan đang cạnh tranh mạnh với sắn của Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường trọng điểm này. Sắn và các sản phẩm từ sắn là một trong 13 sản phẩm nông sản chủ lực xuất khẩu của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu 1,35 tỷ USD/năm, đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Thái Lan.

Tuy nhiên, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang Trung Quốc gặp nhiều khó khăn vì hàng loạt quy định, tiêu chuẩn mới được Tổng cục Hải quan Trung Quốc ban hành và áp dụng từ đầu năm 2022.

Dù là ngành hàng xuất khẩu thu về cả tỷ USD mỗi năm, song ngành sắn cũng còn không ít hạn chế, tồn tại gây ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững.

Thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 95,8% tổng lượng tinh bột sắn xuất khẩu của cả nước, sắn và các sản phẩm từ sắn của nước ta phụ thuộc gần như hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc. Điều này dẫn đến sự thiếu bền vững và bị động.

Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam có nhiều khâu trung gian, chi phí logistics của Việt Nam cao nên tính cạnh tranh quốc gia thấp; hiện phải canh tranh gay gắt về thị trường xuất khẩu từ các nước Thái Lan, Campuchia, Lào.

Để đẩy mạnh xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn sang Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam không có cách nào khác là nâng cao năng lực cạnh tranh. Thực tế, Trung Quốc hay thay đổi về chính sách xuất nhập khẩu (cấm biên, đóng/mở nhiều cửa khẩu, danh sách xuất khẩu, thay đổi quy định nhãn mác bao bì, hạn chế số lượng xe qua cửa khẩu, thời gian mở cửa khẩu ít…) gây ảnh hưởng không nhỏ tới doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong đó có ngành sắn.

Dự báo năm 2022, Trung Quốc sẽ có nhu cầu nhập khẩu lớn hơn nữa và sẽ nhập khẩu nhiều hơn sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam do điều kiện địa lý thuận lợi. Tuy nhiên, rủi ro cho người nông dân ở chỗ xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang Trung Quốc không chỉ khó khăn do chính sách "Zero Covid" mà còn gặp nhiều khó khăn vì hàng loạt quy định, tiêu chuẩn mới được Cục Hải quan Trung Quốc ban hành và áp dụng từ năm 2022.

Để tăng cạnh tranh và thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm sắn, các chuyên gia cho rằng, các nhà máy chế biến sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam cần đổi mới công nghệ chế biến để phát triển một cách đa dạng các sản phẩm sắn; tăng cường mở rộng thêm vùng nguyên liệu; giải quyết triệt để vần đề xử lý chất thải trong chế biến sắn, đảm bảo an toàn môi trường.

Để phát triển giá trị của sắn, các địa phương cần nghiên cứu tạo cơ chế để tăng cường liên kết giữa vùng sản xuất và nhà máy chế biến, tổ chức lại sản xuất, tập trung phát triển hợp tác xã tại các vùng sản xuất sắn; đầu tư xây dựng nhà máy phải gắn với xây dựng vùng nguyên liệu.

Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục