Việt Nam đã ký và thực thi 19 hiệp định FTA song và đa phương

07/08/2023 16:45 GMT+7
Theo thông tin từ Bộ Công Thương, tính đến thời điểm hiện nay, Nam đã ký kết và thực thi 19 hiệp định thương mại tự do (FTA). Phần lớn các FTA đã phát huy tác dụng, nâng cao vị thế thương hiệu hàng hóa Việt Nam trên trường quốc tế.

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, nước ta hiện đã có quan hệ chính thức với 189/193 quốc gia và vùng lãnh thổ (trong đó có 4 đối tác chiến lược toàn diện, 17 đối tác chiến lược, 13 đối tác toàn diện); có quan hệ thương mại với 224 đối tác và quan hệ hợp tác với hơn 300 tổ chức quốc tế; đã ký hơn 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư; đàm phán, ký kết và thực thi 19 FTA song phương và đa phương, với hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới; trong đó 16 FTA đã có hiệu lực với hơn 60 đối tác, phủ rộng khắp các châu lục, với tổng GDP chiếm gần 90% GDP toàn cầu; đưa Việt Nam trở thành một trong những nước dẫn đầu khu vực về tham gia các khuôn khổ hợp tác kinh tế song phương và đa phương.

Việt Nam đã ký và thực thi 19 hiệp định FTA song và đa phương - Ảnh 1.

Việt Nam ký hơn 19 hiệp định FTA song và đa phương và là nền kinh tế mở hơn 200%

Việt Nam là nước có quan hệ thương mại rộng mở hàng đầu khối ASEAN và là thành viên của hầu hết các hiệp định thương mại lớn có quy mô khu vực và toàn cầu như WTO, CPTPP, RCEP và tham gia AEC...

Do ký và cam kết mở cửa thị trường và hội nhập sâu rộng, Việt Nam là nước có nền kinh tế có độ mở lớn, cao. Tuy nhiên, hiện là nước tham gia vào chuỗi sản xuát, chuỗi giá trị sản phẩm của thế giới còn khá hạn chế.

Năm 2022 là năm thứ 7 liên tiếp, Việt Nam xuất siêu với mức thặng dư gần 12 tỷ USD. 7 tháng của năm 2023 tiếp tục ghi nhận mức xuất siêu kỷ lục 15,23 tỷ USD, góp phần nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, để tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 5/7/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 93 về nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2023-2030.

Thực hiện mục tiêu này, Việt Nam tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác thể chế, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách, bảo đảm đồng bộ, khả thi để thực hiện đầy đủ, tương thích với các nghĩa vụ và cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt với các FTA thế hệ mới theo lộ trình đã đề ra.

An Linh
Cùng chuyên mục