VN-Index 'bốc hơi' 13 điểm, VHM, STB bị bán mạnh, QCG 'đột ngột' tím trần
Sắc đỏ bao trùm bảng điện, tòan thị trường ghi nhận 24 mã đóng trần, 266 mã tăng giá, 874 mã đứng tham chiếu, 438 mã giảm. Tính riêng rổ VN30 ghi nhận 22/30 mã giảm điểm.
Sau nhiều phiên nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng, thanh khoản hôm nay đã có chút khởi sắc. Trên sàn HoSE ghi nhận 592,5 triệu đơn vị khớp lệnh, tương ứng giá trị đạt 14.082,9 tỷ đồng. Tuy nhiên, thanh khoản hôm nay vẫn thấp hơn mức trung bình 20 phiên đạt gần 16.000 tỷ đồng.
Nhóm các cổ phiếu VNM, VCB, KDH, IMP, GAS,... đóng góp 1,23 điểm tăng cho chỉ số chung. Ngược chiều, STB, VHM, VIC, TCB, VPB... là các mã đè nặng và lấy đi 9,99 điểm của chỉ số chung.
Trong phiên sáng, chỉ số giằng co quanh tham chiếu. Càng về cuối phiên, chỉ số càng lao dốc. Đặc biệt, nhóm ngân hàng ghi nhận nhiều cổ phiếu giảm mạnh như MBB, TPB, EIB, VPB, ACB, MSB… đặc biệt STB gần nằm sàn. Nhóm chứng khoán cũng ghi nhận nhiều mã giảm sâu như VCI, HCM, SSI, VND, VIX...
Ở nhóm bất động sản, bộ 3 cổ phiếu "họ Vin" giảm đáng kể, trong đó VHM giảm 6,7% và lấy đi 3,34 điểm của chỉ số chung, VIC -2,66%, VRE -2,68%. Các mã còn lại chủ yếu giảm trong biên độ 1-2% như PDR, DIG, KBC, NLG,... Ở chiều ngược lại, KDH + 1,06%, QCG tím trần.
Phiên hôm nay, khối ngoại bán ròng hơn 250 tỷ đồng, trong đó riêng sàn HoSE, khối này bán ròng 230 tỷ đồng. Dữ liệu cho thấy, khối ngoại xả mạnh HPG, VRE, DGC, STB, KBC...
Kết phiên, độ rộng thị trường nghiêng về phe bán với 285 mã giảm và 102 mã tăng.
CTCK KB Việt Nam (KBSV) cho biết, đà điều chỉnh phần nào có sự giải tỏa ở các cổ phiếu vốn hóa lớn với sự co hẹp hơn về áp lực bán và lực cầu cho thấy sự chủ động bắt đáy ở một số nhóm dẫn dắt, giúp VN-Index tạo nến rút chân và từ chối đóng cửa ở trạng thái giảm điểm.
Mặc dù các tín hiệu kỹ thuật vẫn đang nghiêng về ưu thế của phe bán, với diễn biến hiện tại, vận động đi ngang sẽ tạm thời đóng vai trò chủ đạo trong ngắn hạn và nhịp điều chỉnh sẽ có xu hướng thoải dần cho đến khi chỉ số tìm được điểm cân bằng mới.
Nhà đầu tư được khuyến nghị có thể áp dụng chiến lược mua bán linh hoạt hai chiều, mua tại hỗ trợ/bán tại kháng cự, kết hợp với việc tái cơ cấu và điều chỉnh tỷ trọng nắm giữ về mức cân bằng.