"Đau khổ" vì bán tôm cá sang Trung Quốc nhưng đưa vào thị trường này thì đứng ngay thứ 2

24/01/2022 15:36 GMT+7
Năm 2019 và năm 2020, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 1,4 tỷ USD nhưng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu chỉ còn 1,1 tỷ USD, giảm tới 17%. Đây là mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
"Đau khổ" vì bán tôm cá sang Trung Quốc nhưng đưa vào thị trường này thì đứng ngay thứ 2 - Ảnh 1.

Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã lội ngược dòng ngoạn mục trong những tháng cuối năm đưa kết quả cả năm 2021 vượt trên mong đợi với trên 8,9 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2020. Ảnh: CT

Năm 2019 và 2020, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 1,4 tỷ USD. Nhưng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của ta sang thị trường này chỉ còn đạt 1,1 tỷ USD, giảm tới 17%. Đây là mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc trong tháng 12 hồi phục mạnh nhất, tăng 90% đạt trên 170 triệu USD. Tuy nhiên, do xuất khẩu sang thị trường này liên tục sụt giảm từ tháng 3 tới tháng 10 nên tổng giá trị xuất khẩu cả năm 2021 vẫn giảm nghiêm trọng. Trung Quốc hiện chỉ còn chiếm 13% xuất khẩu thủy sản Việt Nam, so với năm 2020 chiếm tỷ trọng 16%.

"Đau khổ" vì bán tôm cá sang Trung Quốc nhưng đưa vào thị trường này thì đứng ngay thứ 2 - Ảnh 2.

Nguồn: Vasep

Nguyên nhân là do Trung Quốc thực hiện chính sách “Zero Covid”, thắt chặt kiểm tra để truy vết virus SARS-CoV-2 trên hàng thuỷ sản nhập khẩu, gây ách tắc giao thương và thông quan hàng vào thị trường này trong suốt cả năm 2021. Thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề.

Cụ thể, từ tháng 4/2021, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc liên tục giảm mạnh. Đỉnh điểm, dịch Covid-19 bùng phát ở nước ta từ tháng giữa tháng 7 khiến xuất khẩu tháng 8 giảm 36%, tháng 9 giảm 51%.

Ngoài ra, ngành sản xuất và xuất khẩu thủy sản Trung Quốc bị ảnh hưởng giảm bởi dịch Covid nên dường như nước này cũng muốn bảo hộ cho các sản phẩm thủy sản nội địa, nên tìm cách hạn chế nhập khẩu. Trung Quốc cũng đã và đang tăng cường truyền thông mạnh người dân sử dụng sản phẩm của Trung quốc.

Trong bối cảnh xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc gặp khó, đổi lại, xuất khẩu thuỷ sản của ta sang thị trường Úc năm 2021 tăng tới 16% và Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 2 về xuất khẩu thủy sản vào Úc, giúp gỡ khó cho ngành thủy sản khi thị trường Trung Quốc quá khó khăn.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm thương mại thế giới (ITC), trong 10 tháng năm 2021, nhập khẩu thủy sản vào thị trường Úc đạt 171,04 nghìn tấn, trị giá 1,14 tỷ USD, giảm 1% về lượng, nhưng tăng 3,2% về trị giá so với 10 tháng năm 2020. Thái Lan là thị trường cung cấp thủy sản lớn nhất cho Úc trong 10 tháng năm 2021, đạt 41,15 nghìn tấn, trị giá 218,5 triệu USD, giảm 40,9% về lượng và giảm 39,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. 

"Đau khổ" vì bán tôm cá sang Trung Quốc nhưng đưa vào thị trường này thì đứng ngay thứ 2 - Ảnh 3.

Nguồn: ITC

"Đau khổ" vì bán tôm cá sang Trung Quốc nhưng đưa vào thị trường này thì đứng ngay thứ 2 - Ảnh 4.

Nguồn: ITC

Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 2 cho Úc trong 10 tháng năm 2021, đạt 29,76 nghìn tấn, trị giá 212,8 triệu USD, tăng 42,4% về lượng và tăng 45,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần thủy sản tính theo lượng của Việt Nam tại Úc tăng từ 12,09% trong 10 tháng năm 2020, lên 17,4% trong 10 tháng năm 2021. 

Trong đó, thị phần nhiều mặt hàng thủy sản của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Úc tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020 như: tôm đông lạnh (mã HS 030617) tăng từ 48,1% trong 10 tháng năm 2020 lên 67,1%; tôm chế biến không đựng trong hộp kín (mã HS 160521) tăng từ 55,1% lên 58,2%; thịt cá đông lạnh (mã HS 030499) tăng từ 18,1% lên 30%...

"Đau khổ" vì bán tôm cá sang Trung Quốc nhưng đưa vào thị trường này thì đứng ngay thứ 2 - Ảnh 5.

Nguồn: ITC

Ngoài thị trường Úc, năm 2021 xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ cũng đạt kỷ lục 2 tỷ USD, tăng 27% so với năm 2020, chiếm 23% tổng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.

Ngoài ra, xuất khẩu sang nhiều thị trường tăng trưởng mạnh. Trong đó, EU tăng 12%, Hàn Quốc tăng 6%, Nga tăng 21%...

Xuất khẩu thuỷ sản cuối năm lội ngược dòng cán đích 8,9 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2020. Trong đó, tôm mang về gần 3,9 tỷ USD, tăng 4%, cá tra tăng tốc mạnh 2 tháng cuối năm cán đích với trên 1,6 tỷ USD, tăng 8,4%. Xuất khẩu các mặt hàng hải sản đạt 3,4 tỷ USD, tăng 7%.

Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục