Điều tồi tệ nhất trong kịch bản lạm phát ở Mỹ sẽ không xảy ra?

12/09/2022 15:09 GMT+7
Đợt tăng lãi suất dự kiến ngày 21/9 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể sẽ phải cân nhắc lại trong bối cảnh những tín hiệu tích cực hơn về diễn biến lạm phát.

Hãng CNN dẫn tin, lạm phát có thực sự đạt đỉnh? Người tiêu dùng ngày càng tự tin hơn? Chúng ta sẽ nhận được đáp án ngay trong tuần này khi các chỉ số giá tiêu dùng, giá sản xuất mới nhất và số liệu bán lẻ trong tháng 8 sẽ được công bố.

Điều tồi tệ nhất trong kịch bản lạm phát ở Mỹ sẽ không xảy ra? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. AFP/Getty

Các nhà giao dịch tiếp tục dự đoán FED có khả năng sẽ tăng lãi suất cơ bản thêm 0,75 điểm phần trăm, lên tới 82% vào đợt tăng lãi suất thứ ba liên tiếp sau cuộc họp tháng 9. Tuần trước, Chủ tịch FED Jerome Powell cho biết  FED đã chấp nhận chịu trách nhiệm đối với sự ổn định về giá cả.  Từ đầu năm đến nay FED đã tăng lãi suất 4 lần, tổng cộng tăng 2,25 điểm phần trăm. Trong đó có 2 lần tăng 0,75 điểm phần trăm liên tiếp trong tháng 6 và tháng 7, đánh dấu cú tăng mạnh mẽ nhất kể từ đầu những năm 1990, khi Fed bắt đầu sử dụng lãi suất cơ bản làm công cụ chính sách chính.

"Chúng ta cần phải hành động ngay bây giờ", ông Powell nhấn mạnh.

Tuy nhiên, khả năng đợt tăng lãi suất khác có thể sẽ ít hơn nếu dữ liệu lạm phát tiếp tục cho thấy sự ổn định giá cả cuối cùng cũng về gần hơn với thực tế. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ được công bố vào ngày hôm nay (13/9) trong khi số liệu chỉ số giá sản xuất (PPI) sẽ công bố vào ngày 14/9.

Các nhà kinh tế hiện đang dự đoán giá tiêu dùng trong tháng 8 sẽ giảm nhẹ so với tháng 7.

"Giá lương thực và năng lượng đang giảm", ông Joe Kalish, Chiến lược gia vĩ mô toàn cầu của Ned Davis Research cho biết.

Mặc dù vậy, các nhà đầu tư sẽ vẫn miễn cưỡng chấp nhận nếu FED tiếp tục tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm một lần nữa trong vài tuần tới bất kể dữ liệu lạm phát tháng 8 ra sao. Trong khi đó, các nhà giao dịch hy vọng đợt tăng lãi suất vào tháng 9 là đợt cao cuối cùng.

Giá cả tăng chậm lại

Theo CNN, các nhà kinh tế cũng đưa ra dự đoán giá sản xuất, giá vốn hàng hóa bán buôn sẽ giảm nhẹ trong tháng 8. Dự báo giảm 0,1 điểm phần trăm từ tháng 7 đến tháng 8 sau khi giảm 0,2 điểm phần trăm từ tháng 6 đến tháng 7.

Giá nhà sản xuất tăng 9,8 điểm phần trăm so với kỳ năm trước trong tháng 7 nhưng giảm hơn so với mức cao nhất trong tháng 6 là 11,3 điểm phần trăm. Bất kỳ sự giảm đi nào về giá cả cũng đều được thị trường, FED và người tiêu dùng hoan nghênh. Điều này cũng là tín hiệu tích cực cho doanh số bán lẻ. Số liệu chi tiêu của người tiêu dùng trong tháng 8 sẽ được công bố vào sáng ngày 15/9. Doanh thu bán lẻ  trong tháng Bảy đã tăng 10,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái.

FED hiện đang trong tình thế khó khăn khi tiếp tục tăng lãi suất lớn để khống chế lạm phát. Chủ tịch FED ông Powell từng nhấn mạnh đợt tăng lãi suất và lạm phát gây ra "một số nỗi đau" cho nền kinh tế. Tuy nhiên, FED buộc phải tiếp tục tăng cường các đợt tăng lãi suất để hạ nhiệt lạm phát nếu có thể.

"Các nhà đầu tư sẽ chú ý đến dữ liệu lạm phát hơn là động thái từ FED bởi các đợt tăng lãi suất đều phụ thuộc vào diễn biến lạm phát", ông David Donabedian, Giám đốc đầu tư của CIBC Private Wealth US cho biết.

Những gã khổng lồ công nghệ

Theo CNN, nền kinh tế không phải là điều duy nhất được chú ý trong tuần tới. Hai gã khổng lồ phần mềm Orcale và Adobe cũng sẽ sớm báo cáo thu nhập mới nhất của họ trong tháng này. Các nhà đầu tư cũng sẽ theo dõi báo cáo này để đánh giá tình trạng chi tiêu công nghệ giữa các doanh nghiệp lớn.

Cổ phiếu của cả hai công ty  trong năm nay đã giảm. Các nhà phân tích đang kỳ vọng tăng trưởng doanh số bán hàng sẽ duy trì bền vững đối với cả hai công ty. Một nhà chiến lược đầu tư cho biết các công ty công nghệ lớn như Oracle và Adobe luôn có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư.

"Cả Oracle và Adobe được xem như những gã khổng lồ công nghệ", Suzanne Hutchins, Giám đốc danh mục đầu tư cấp cao của  Newton Investment Management cho biết.

Các kết quả từ Oracle và Adobe được xem là báo cáo trước về hoạt động công nghệ trong quý 3 để đánh giá doanh thu của cả ngành công nghệ Mỹ đến cuối tháng 10. Kết quả bền vững ở hai công ty có thể là tín hiệu tốt cho các gã khổng lồ công nghệ Microsoft, SAP, IBM hay những công ty phần mềm khác.

"Cả Oracle và Adobe cũng có thể bị ảnh hưởng khi đồng đô la Mỹ tăng mạnh vì điều này sẽ tác động đến lợi nhuận từ các hoạt động quốc tế", ông Daniel Morgan, Giám đốc danh mục đầu tư cấp cao của Synovus Trust Company nói.

"Cả hai công ty đều tạo ra hơn 40% doanh thu bên ngoài Mỹ", ông Morgan lưu ý trong một báo cáo.

Theo Tổ Quốc
Cùng chuyên mục