Doanh nghiệp điện than: Bức tranh tài chính sáng rực nhờ một “lợi thế” do EVN mang lại ?

10/09/2023 09:43 GMT+7
Theo thống kê báo cáo sau soát xét 5 doanh nghiệp điện than cho thấy năng lực tài chính của các doanh nghiệp nhiệt điện than trong quý II/2023 đồng loạt tăng mạnh, sáng sực khi trữ tiền của nhóm này tăng trung bình 22%, tổng vay nợ giảm trung bình 51% so với hồi đầu năm.

Trữ tiền tăng vọt, vay nợ giảm sâu

Dữ liệu thống kê Báo cáo soát xét bán niên 5 doanh nghiệp nhiệt điện niêm yết, bao gồm: Nhiệt điện Hải Phòng (HND), Nhiệt điện Quảng Ninh (QTP), Nhiệt điện Bà Rịa (BTP), Nhiệt điện Ninh Bình (NBP), Nhiệt điện Phả Lại (PPC) cho thấy, tại ngày 30/6/2023, trữ tiền của nhóm doanh nghiệp này tăng vọt so với hồi kết thúc quý I/2023.

Cụ thể, tại ngày 31/3/2023, trữ tiền giảm trung bình 54% so với đầu năm còn 913 tỷ đồng. Nhưng đến hết quý II/2023, trữ tiền đã tăng lên hơn 2.400 tỷ đồng, tức tăng lần lượt 22% so với đầu năm và tăng 164% so với kết thúc quý I/2023. (Con số này của nhóm 22 doanh nghiệp niêm yết tại ngày 30/06/2023 tăng 17% so với tại ngày 31/3/2023 và giảm 7% so với đầu năm).

Nửa đầu năm 2023, trữ tiền tăng vọt, vay nợ giảm sâu, nhóm doanh nghiệp điện than được hưởng lợi nhất? - Ảnh 1.

Đa số trữ tiền nhóm doanh nghiệp điện than nhảy vọt so với hồi cuối quý I/2023. Nguồn: Tổng hợp dữ liệu BCTC.

Trong đó, so với cuối quý I, một số doanh nghiệp ghi nhận trữ tiền nhảy vọt như: NBP tăng gấp gần 28 lần lên 365 tỷ đồng (31/3/2023 ở mức 13 tỷ đồng), PPC tăng gấp 14,5 lần lên 696 tỷ đồng (31/3/2023 ở mức 48 tỷ đồng) …

Tại thời điểm kết thúc quý II/2023, tổng trữ tiền của 4 doanh nghiệp nhiệt điện (trừ PPC do số dư vay nợ bằng 0) gấp gần 2 lần so với số dư vay nợ. Vay nợ của nhóm nhiệt điện đã giảm 51% so với hồi đầu năm còn 1.235 tỷ đồng. Đáng chú ý, QTP ghi nhận mức giảm sâu 81% so với đầu năm, còn 212 tỷ đồng.

Nửa đầu năm 2023, trữ tiền tăng vọt, vay nợ giảm sâu, nhóm doanh nghiệp điện than được hưởng lợi nhất? - Ảnh 2.

Số dư vay nợ của nhóm điện than giảm sâu so với hồi đầu năm. Nguồn: BCTC sau soát xét bán niên 2023, tỷ đồng.

Trong đó, duy nhất HND có trữ tiền bằng 70% vay nợ, dù vậy, vay nợ của HND cũng đã giảm 33% so với đầu năm còn 786 tỷ đồng. Bên cạnh đó, NBP có phát sinh khoản vay 25 tỷ đồng trong khi đầu năm ghi nhận vay nợ ở mức 0 đồng.

Doanh nghiệp điện than được hưởng lợi nhờ quyết định của EVN?

Dữ liệu cho thấy, 6 tháng đầu năm nhóm doanh nghiệp nhiệt điện than niêm yết ghi nhận tổng doanh thu thuần ở mức hơn 16.400 tỷ đồng, tăng bình quân 25% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, không có doanh nghiệp nào báo lỗ.

Trong đó, nổi bật là BTP ghi nhận tăng trưởng doanh thu cao nhất, ở mức 241% so với cùng kỳ, lên 688 tỷ đồng. Theo sau đó lần lượt là: QTP tăng 34% lên 6.704 tỷ đồng, PPC tăng 15% lên 2.707 tỷ đồng, HND tăng 14% lên 5.938 tỷ đồng, NBP tăng 6% lên 391 tỷ đồng.

Nửa đầu năm 2023, trữ tiền tăng vọt, vay nợ giảm sâu, nhóm doanh nghiệp điện than được hưởng lợi nhất? - Ảnh 3.

Dù vậy nhưng 3/5 doanh nghiệp nhiệt điện vẫn báo lợi nhuận đi lùi so với cùng kỳ, bao gồm: HND giảm 37% còn 359 tỷ đồng, QTP giảm 34% còn 413 tỷ đồng, NBP giảm 9% còn 20 tỷ đồng.

BTP là điểm sáng trong nhóm này khi ghi nhận lợi nhuận tăng 717% so với cùng kỳ, đạt 49,2 tỷ đồng, cùng kỳ ở mức 6 tỷ đồng. Sau đó là PPC tăng 33% lên 219 tỷ đồng.

Nửa đầu năm 2023, trữ tiền tăng vọt, vay nợ giảm sâu, nhóm doanh nghiệp điện than được hưởng lợi nhất? - Ảnh 4.

Lợi nhuận trước thuế điện than 6T2023 so với cùng kỳ (tỷ đồng). Nguồn: Tổng hợp BCTC sau soát xét.

Theo số liệu của Tập đoàn EVN cho thấy, 6 tháng đầu năm 2023, doanh nghiệp nhiệt điện chiếm gần 50% tỷ trọng nguồn điện trên cả nước, tăng tỷ trọng gần 8% so với cùng kỳ năm 2022, từ mức 41,8% lên 49,5%.

Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2023, nhiệt điện than huy động đạt gần 68 tỷ kWh, lần lượt tăng 12,2 tỷ kWh và 1,3 tỷ kWh so với cùng kỳ các năm 2022 và 2021. Điều này đồng nghĩa, ngoài doanh thu tăng, doanh nghiệp điện than có thể có hội tăng trả nợ (theo sản lượng), qua đó dư nợ giảm nhanh, năng lực tài chính cải thiện mạnh.

Dù vậy, kết quả lợi nhuận khó theo kịp tốc độ tăng trưởng của doanh thu. Bởi trong quý II/2023, các doanh nghiệp nhiệt điện than đều gặp nhiều khó khăn trong sản xuất do thiếu hụt nguồn cung nhiên liệu (than), giá nguyên liệu tăng cao.

Doanh nghiệp điện than: Bức tranh tài chính sáng rực nhờ một “lợi thế” do EVN mang lại ? - Ảnh 6.

Nguồn: Số liệu tổng hợp báo cáo EVN

Xét trong nhóm các doanh nghiệp điện, nhiệt điện dường như được hưởng lợi nhất trong 6 tháng đầu năm do được huy động tối đa để đảm bảo cấp điện cho nhu cầu phụ tải quốc gia khiến sản lượng điện phát tăng so với cùng kỳ. Trong khi đó, nhiều nhà máy thủy điện ghi nhận mực nước trong hồ thủy điện gần mực nước chết dẫn tới không thể phát điện.

Đơn cử, BTP giải trình nguyên nhân báo lãi lớn so với cùng kỳ chủ yếu do doanh thu giá điện 6 tháng năm nay được tính theo giá hợp đồng (hơn 46.000 đồng/kWh). Trong khi đó, doanh thu cố định giá tạm tính cùng kỳ năm 2022 là hơn 15.700 đồng/kWh, thấp hơn giá chính thức nên có sự chênh lệch lợi nhuận sản xuất điện giữa 2 năm.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của nắng nóng trên diện rộng cả 3 miền, phụ tải hệ thống điện quốc gia tăng cao, thủy văn không thuận lợi nên sản lượng điện phát của BTP được huy động tăng hơn so với cùng kỳ.

Khánh Ly
Cùng chuyên mục