Doanh thu "lao dốc", VEAM được Honda và Toyota "giải cứu"
Doanh thu "lao dốc"
Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) đang trải qua tháng ngày đầy khó khăn khi hàng loạt lãnh đạo cấp cao bị khởi tố vì hàng loạt sai phạm gây thiệt hại, lãng phí tài sản Nhà nước.
Trong bối cảnh đó, VEAM công bố báo cáo tài chính công mẹ với những chỉ tiêu không lấy gì làm lạc quan. Đáng chú ý nhất là doanh thu VEAM "lao dốc". Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2019 tại VEAM chỉ đạt 685 tỷ đồng, giảm 2.242 tỷ đồng, tương đương 76,6% so với năm 2018.
Doanh thu "lao dốc" và giá vốn vẫn đứng ở mức cao 1.023 tỷ đồng đã khiến lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của VEAM là âm 338 tỷ đồng.
Để hạn chế thua lỗ, trong kỳ VEAM nỗ lực cắt giảm nhiều chi phí. Chi phí tài chính giảm từ 148 tỷ đồng xuống 80 tỷ đồng, chi phí bán hàng giảm từ 106 tỷ đồng xuống còn 34 tỷ đồng. Tuy nhiên, không cần thắt lương buộc bụng, VEAM vẫn không thua lỗ, thậm chí đạt mức tăng trưởng cao về lợi nhuận.
Cụ thể, lợi nhuận sau thuế 2019 của VEAM đạt 7.043 tỷ đồng, tăng 1.792 tỷ đồng, tương đương 34,1% so với năm 2018.
VEAM là doanh nghiệp lớn nhất về qui mô và có truyền thống lâu dài về sản xuất máy nông nghiệp tại Việt Nam. Với bề dày kinh nghiệm trong sản xuất, các sản phẩm của VEAM như: máy cày, động cơ đốt trong (xăng và diesel), máy xay xát lúa và hộp số nuôi tôm rất được thị trường nội địa ưa thích và hiện nay đã xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Được Honda và Toyota "giải cứu"
Máy móc là sản phẩm chính của VEAM nhưng trong năm qua, mảng chính yếu này lại sụt giảm thê thảm. Bù đắp cho lợi nhuận của VEAM chính là doanh thu hoạt động tài chính.
Trong năm 2019, doanh thu hoạt động tài chính của VEAM đạt 7.827 tỷ đồng, tăng 2.332 tỷ đồng, tương đương 42,4% so với năm 2018. Cổ tức và lợi nhuận được chia chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu hoạt động tài chính, đạt 6.980 tỷ đồng, chiếm 89,2% doanh thu tài chính.
Trong đó, đóng góp của Honda Việt Nam và Toyota Việt Nam là lớn nhất. Honda Việt Nam mang về cho VEAM khoản cổ tức, lợi nhuận được chia lên đến 5.824 tỷ đồng, tăng so với 4.495 tỷ đồng. Còn lợi ích mà Toyota Việt Nam mang lại là 841 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số 622 tỷ đồng của năm 2018.
Khoản đầu tư vào hai hãng xe của Nhật Bản là những thành công lớn nhất về đầu tư của VEAM vì giá trị VEAM "rót vào" cho Honda và Toyota là con số "tram tỷ" nhưng lợi nhuận được chia lên đến ngàn tỷ đồng mỗi năm.
Cụ thể, VEAM nắm giữ 30% vốn tại Honda Việt Nam và 20% vốn tại Toyota Việt Nam. Giá gốc của những khoản đầu tư này là 359 tỷ đồng và 288 tỷ đồng. Đây thực sự là con gà đẻ trứng vàng của VEAM, đã nhiều lần "giải cứu" VEAM.
Bên cạnh Honda và Toyota, một số doanh nghiệp khác cũng mang về lợi nhuận "khủng" cho VEAM. Công ty TNHH MTV Diesel Sông Công giúp VEAM có thêm 288 tỷ đồng doanh thu hoạt động tài chính.
Chưa hết, Honda Việt Nam còn phải trả khoản cổ tức, lợi nhuận được chia lên đến 2.912 tỷ đồng.
Ban giám đốc thu nhập bạc tỷ
Trong năm 2019, dù lợi nhuận sau thuế tăn trưởng tốt, VEAM vẫn thực hiện chính sách cắt giảm thù lao của Ban Giám đốc. Thu nhập năm 2019 của dàn lãnh đạo VEAM giảm từ 13,6 tỷ đồng xuống 11,6 tỷ đồng. Dù sụt giảm nhưng đây vẫn là con số rất cao.
Hiện tại, Ban Giám đốc của VEAM cố 5 người là Quyền Tổng giám đốc Ngô Văn Tuyển và các Phó Tổng giám đốc Hồ Mạnh Tuấn, Phạm Vũ Hải, Lê Đức Doanh và Lê Minh Quy.
Như vậy, trung bình, mỗi lãnh đạo trong Ban Giám đốc VEAM nhận 2,32 tỷ đồng/người/năm, tương đương 193 triệu đồng/người/tháng.
Không chỉ mạnh tay chi trả lương cho lãnh đạo cấp cao, VEAM còn chi trả cổ tức khá hấp dẫn. Đầu tháng 1 năm nay, VEAM thanh toán cổ tức năm 2018 bằng tiền mặt với tỷ lệ 38,84%. Như vậy, VEAM sẽ chi ra khoảng 5.158 tỷ đồng cho đợt thanh toán này. Trong đó, Bộ Công thương sẽ nhận