Dow Jones giảm gần 500 điểm trước các dữ liệu kinh tế Mỹ ảm đạm
Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones giảm 494,42 điểm, tương đương 1,9%, đóng cửa ở mức 26.078,68 điểm, qua đó phá vỡ mức tăng giảm bình quân trong 50 ngày và 100 ngày liên tiếp. Chỉ số S & P 500 mất 1,8%, xuống 2.887,61 điểm, dưới mức tăng giảm trung bình 100 ngày khi cổ phiếu lĩnh vực công nghệ giảm 2%. Cả 11 lĩnh vực cổ phiếu S & P 500 đều giảm, với 10/11 lĩnh vực chứng kiến mức giảm trên 1,2%. Chỉ số tổng hợp Nasdaq giảm 1,6% xuống còn 7,785,25 điểm, dẫn đầu bởi mức giảm của hàng loạt đại công ty công nghệ. Cổ phiếu Amazon, Apple và Alphabet đều giảm ít nhất 1,3% trong khi cổ phiếu Microsoft giảm 1,8%.
Như vậy, chỉ trong 2 ngày qua, Dow Jones mất hơn 800 điểm, các chỉ số khác cũng chứng kiến mức giảm 2 ngày liên tiếp đáng báo động; qua đó xóa sạch mức tăng của Dow Jones và S&P 500 trong cả quý III. Hôm 1/10, chứng khoán phố Wall đã giảm điểm sau khi Viện quản lý nguồn cung quốc gia công bố báo cáo cho thấy chỉ số PMI sản xuất tháng 9 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 1 thập kỷ.
Yousef Abbasi, giám đốc INTL FCStone cho biết: "Tâm lý thị trường đang thay đổi từ nỗi lo liệu chúng ta có đạt được thỏa thuận thương mại sang nỗi lo điều đó sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ra sao, và phố Wall phải chờ thêm bao lâu nữa". Giờ đây, mọi người dường như đang hướng về ý tưởng rằng bạn về cơ bản đã làm tê liệt cộng đồng doanh nghiệp từ việc đầu tư, theo ông Abb Abbasi.
Sam Stovall, chiến lược gia đầu tư từ CFRA Research thì nhận định: "Thị trường có thể đã lo ngại hơi xa. Tôi phải nhấn mạnh rằng sản xuất chỉ chiếm 10% trong nền kinh tế Mỹ trong khi dịch vụ chiếm tới 90%.". Nhìn chung, với PMI dịch vụ cho thấy sự mở rộng, thì nền kinh tế Mỹ khó mà đối diện suy thoái.
Vào tuần tới, phái đoàn thương mại Trung Quốc sẽ có mặt tại Washington để tái khởi động vòng đàm phán vốn đang bế tắc. Hai bên hy vọng sẽ giải quyết các xung đột thương mại, mở đường cho một thỏa thuận, chấm dứt cuộc thương chiến đầy cay đắng kéo dài hơn một năm qua.