ECB trì hoãn tăng lãi suất

11/04/2019 13:13 GMT+7
Hôm qua, ngay sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thông báo hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực đồng euro xuống còn 1,3%, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định giữ nguyên mức lãi suất như hiện nay. ECB buộc phải quay lại các kế hoạch thắt chặt chính sách tiền tệ do diễn biến kinh tế của châu Âu ngày càng ảm đạm.

ECB đã kết thúc chương trình mua trái phiếu khổng lồ dành cho các quốc gia sử dụng chung đồng euro vào tháng 12 năm ngoái.

Hôm qua, ngay sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thông báo hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực đồng euro xuống còn 1,3%, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định giữ nguyên mức lãi suất như hiện nay. ECB buộc phải quay lại các kế hoạch thắt chặt chính sách tiền tệ do diễn biến kinh tế của châu Âu ngày càng ảm đạm.

Khu vực đồng euro ghi nhận mức tăng trưởng chậm căn cứ trên dữ liệu được các nhà hoạch định chính sách thu thập trong những tuần gần đây. Chủ tịch ECB, ông Mario Draghi cho rằng các yếu tố như bất ổn về địa chính trị đã gây ảnh hưởng sang kinh tế, tác động của chủ nghĩa bảo hộ và các thị trường mới nổi cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư trong khối.  Tình hình sẽ còn xấu đi trong những tháng tới, ông nói thêm.

Sau những bình luận tiêu cực của Draghi, lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm của Đức, một chuẩn mực quan trọng đối với tài sản từ thu nhập cố định ở châu Âu và được coi là nơi trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư, đã giảm 0,3%, và giao dịch ở mức $ 1,1232, thấp hơn so với đồng đô la. Đây là mức thấp kỷ lục kể từ khi châu Âu nỗ lực thúc đẩy lạm phát và kích thích tăng trưởng sau cuộc khủng hoảng nợ xảy ra vào năm 2011.

ECB đã kết thúc chương trình mua trái phiếu khổng lồ dành cho các quốc gia sử dụng chung đồng euro vào tháng 12 năm ngoái. Nhưng tình trạng suy giảm niềm tin và nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài đã khiến các nhà hoạch định chính sách nóng lòng muốn áp dụng biện pháp kích thích.

Hệ thống hai tầng

Ông Draghi cũng thận trọng nhận định rằng tình trạng đầu cơ thị trường là do trì hoãn việc tăng lãi suất hậu khủng hoảng và do tác dụng phụ của việc duy trì lãi suất âm trong nhiều năm.

Các nhà hoạch định chính sách hàng đầu sẽ gặp nhau sớm hơn bình thường để tham dự Cuộc họp mùa xuân của IMF tại Washington D.C. trong tuần này. Các nhà đầu tư khá lo lắng muốn biết thêm về hệ thống dự trữ ngân hàng hai tầng nhằm giảm thiểu tác dụng phụ của lãi suất âm từng được Draghi nhắc tới. Nhưng theo phát biểu của ông này vào hôm thứ Tư thì còn quá sớm để áp dụng hệ thống hai tầng.

Biện pháp này được dùng để bảo vệ các ngân hàng không phải chịu một phần chi phí phát sinh do lãi suất âm, gần giống với cách của ngân hàng trung ương ở Thụy Sĩ và Nhật Bản.

Các ngân hàng được miễn một phần khoản phí -0,40% hàng năm đối với các khoản dự trữ vượt mức tại ECB. Điều này góp phần làm tăng lợi nhuận cho các ngân hàng trong bối cảnh lãi suất cho vay thấp.

Một số thành viên Hội đồng quản trị ECB ủng hộ biện pháp này. Tuy nhiên, do ECB có khả năng sẽ thay đổi nhân sự trong thời gian tới nên việc thảo luận về một hệ thống hai tầng và khả năng tăng lãi suất trong những tháng tới tạm thời chưa thực hiện được.

Nhà kinh tế trưởng của ECB là Peter Praet và Chủ tịch Mario Draghi dự kiến ​​sẽ từ chức vào tháng 10. Các nhà hoạch định chính sách dường như chưa muốn bàn đến chuyện cải tổ chính sách tiền tệ vào thời điểm này để chờ tới khi có lãnh đạo mới.

Tái kích thích kinh tế

Một ví dụ về về biện pháp kích thích kinh tế được ECB giới thiệu vào tháng trước là một loạt các hoạt động tái cấp vốn dài hạn có mục tiêu hàng quý (TLTRO-III). Chương trình được thiết kế để kích thích cho vay ngân hàng trong khu vực đồng euro và sẽ bắt đầu vào tháng 9/2019 và kết thúc vào tháng 3/2021.

Tuy nhiên, Draghi cảnh báo rằng cần phải tính toán kỹ lưỡng về “kênh truyền tải chính sách tiền tệ dựa vào ngân hàng” cũng như triển vọng kinh tế trong thời gian tới để có thể đánh giá TLTRO. Ông cũng nói thêm rằng mọi thông tin về TLTRO sẽ được đưa ra giới thiệu tại những cuộc họp tới.

TLTRO là các khoản vay mà ECB cung cấp với chi phí thấp cho các ngân hàng khu vực đồng euro. Theo đó, ngân hàng có thể cung cấp các điều kiện tín dụng tốt hơn cho khách hàng, giúp kích thích nền kinh tế thực sự.

Cơ chế này từng được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2014 và lần thứ hai vào tháng 3/2016.

Quỳnh Diệp
Cùng chuyên mục