FiinGroup: Con đường phục hồi và triển vọng ngành tài chính tiêu dùng
Thực trạng thị trường tài chính tiêu dùng trong quý I/2024
Trong quý I/2024, GDP Việt Nam tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2023, đánh dấu tốc độ tăng trưởng cao nhất cho cùng quý trong năm năm qua. Mức tăng trưởng này được dẫn dắt bởi lĩnh vực Công nghiệp và xây dựng (tăng 6,28%) và Dịch vụ (tăng 6,12%). Đáng chú ý, Bán buôn và bán lẻ – nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong lĩnh vực Dịch vụ và đóng góp gần 11% GDP.
Nói rõ hơn, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 8,65% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 2.580 nghìn tỷ đồng (tương đương 101,6 tỷ USD) trong 5 tháng đầu năm 2024.
Trong đó, doanh thu dịch vụ Du lịch đạt mức tăng trưởng ấn tượng là 45,1% nhờ lượng khách quốc tế tăng mạnh, nhưng đóng góp tỷ lệ rất nhỏ (0,94%) vào tổng mức bán lẻ chung.
Ngược lại, doanh thu bán lẻ, chiếm đến 77,5% tổng mức bán lẻ, tăng trưởng khiêm tốn (+7,42%), vẫn duy trì trong biên độ hẹp sau nhiều kỳ gần đây do sự phục hồi chậm hơn dự kiến của nhu cầu tiêu dùng nội địa. Điều này dẫn đến sự sụt giảm trong cho vay tiêu dùng tại các công ty tài chính.
Ngành Bán lẻ Việt Nam đã thể hiện sự ổn định ấn tượng về mặt tài chính, với hơn 90% số công ty được phân loại ở mức độ rủi ro thấp đến trung bình. Tuy nhiên, khoảng 10% công ty rơi vào nhóm có rủi ro từ cao đến rất cao, tiềm ẩn những vấn đề rủi ro nhất định về tài chính
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 305,53 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu đang dần phục hồi, nhưng vẫn phải đối mặt với các đơn hàng toàn cầu khôi phục chậm và các thách thức về địa chính trị và kinh tế toàn cầu.
Theo FiinGroup, Việt Nam đã chứng kiến sự sụt giảm đáng kể trong tăng trưởng tín dụng, do sự chậm lại của tiêu dùng nội địa và sản xuất hướng tới xuất khẩu. Sự phục hồi sẽ trở nên rõ ràng hơn trong nửa cuối năm 2024, được hỗ trợ bởi các chính sách tiền tệ nới lỏng trên toàn cầu và môi trường lãi suất thấp hơn, tăng trưởng xuất nhập khẩu mạnh mẽ hơn và nhu cầu tiêu dùng cải thiện
Thị trường tài chính tiêu dùng của Việt Nam được dự báo đã chạm đáy vào năm 2023 và đang chuẩn bị cho một chu kỳ tăng trưởng mới giữa những thách thức mới hậu “khủng hoảng” COVID.
Từ một thị trường mang tính tập trung đến một thị trường đa dạng, cạnh tranh sôi nổi
Thị trường tài chính tiêu dùng của Việt Nam ngày càng trở nên phân mảnh - Các công ty cung cấp dịch vụ với các công ty tài chính (FinCos) nhỏ và vừa, với mô hình kinh doanh tinh gọn và động lực tăng trưởng cao có cơ hội tốt để vượt lên trong khi một số người chơi hàng đầu có xu hướng chậm lại trong bối cảnh kinh tế có nhiều thách thức kinh tế hậu COVID-19, một số đang trải qua giai đoạn tái cấu trúc và điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
Tuy nhiên, chất lượng tài sản và chất lượng lợi nhuận của các Công ty Tài Chính cần được theo dõi chặt chẽ trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động.
Nhìn lại năm 2023, lợi nhuận trước thuế của các Công Ty Tài Chính ở mức âm 3.621 tỷ đồng, tiếp tục xu hướng sụt giảm từ khi đại dịch bắt đầu năm 2020. Nguyên nhân chủ yếu đến từ thu nhập lãi giảm do cầu tín dụng yếu và áp lực trích lập dựphòng tăng cao do chất lượng người vay ngày càng giảm sút khiến nợ xấu gia tăng.
Triển vọng trong tương lai
Dù thách thức còn tồn tại, thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam vẫn hứa hẹn nhiều tiềm năng, với tỷ lệ xâm nhập của tín dụng tiêu dùng thấp & các yếu tố dân số thuận lợi.
Trong ngắn hạn, con đường phục hồi sẽ được hỗ trợ bởi các dấu hiệu tích cực từ môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm sự hồi phục của các ngành sản xuất và xuất khẩu dự kiến sẽ cải thiện chất lượng tín dụng và nhu cầu tín dụng của công nhân, lao động động phổ thông, những người có thu nhập từ thấp đến trung bình là tập khách hàng chính của các FinCos, và từ việc số hóa hành trình khách hàng, cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng.
Để thị trường thực sự hồi sinh và tăng trưởng bền vững, cần rất nhiều sự thay đổi đến từ cải thiện môi trường pháp lý, đặc biệt là các quy định hưởng dẫn trong việc thu hồi nợ, nỗ lực của chính phủ và chính các công ty tài chính tiêu dùng để cải thiện điểm tín dụng, nhận thức của người đi vay bằng việc tiêu dùng có trách nhiệm và trả nợ đúng hạn
Sau một loạt các giao dịch M&A, thị trường sẽ tiếp tục chứng kiến sự tham gia sâu rộng hơn của các nhà đầu tư nước ngoài, cùng với xu hướng thoái vốn của một số ngân hàng nội địa khỏi các chi nhánh tài chính tiêu dùng của họ.
Về dài hạn, thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng lớn nhờ tỷ lệ thâm nhập thấp so với các nước cùng khu vực Châu Á Thái Bình Dương, sự thay đổi trong nhận thức của thế hệ người vay mới , chủ yếu là Gen Z, những người sẽ nhìn nhận các sản phẩm tài chính tiêu dùng như một lựa chọn thanh toán thay vì món nợ.