Giá cà phê cuối tuần mất đà, quay đầu giảm mạnh

17/12/2022 13:08 GMT+7
Báo cáo tồn kho đã hỗ trợ giá cà phê kỳ hạn sụt giảm trong phiên giao dịch cuối tuần theo cách riêng không như thường thấy. Trong phiên sáng nay, giá cà phê Arabica giao tháng 3/2023 trên Sàn New York giảm tới hơn 4%.

Giá cà phê hôm nay 17/12: Giảm 200 đồng/kg tại các tỉnh trọng điểm

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đảo chiều sụt giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 1 giảm 13 USD, còn 1.933 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3 giảm 12 USD, còn 1.866 USD/tấn, các mức giảm đáng kể. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 3 giảm 7,35 cent, xuống 164,40 cent/lb, giảm 4,28% và kỳ hạn giao tháng 5 giảm 7,05 cent, còn 164,60 cent/lb, các mức giảm rất mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình.

Giá cà phê cuối tuần mất đà, quay đầu giảm mạnh - Ảnh 1.

GIÁ CÀ PHÊ TRỰC TUYẾN SÀN LONDON, NEW YORK, BMF Cập nhật: 17/12/2022 lúc 12:54:01

Giá cà phê cuối tuần mất đà, quay đầu giảm mạnh - Ảnh 2.

Trên thị trường thế giới, giá cà phê đồng loạt giảm.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên giảm 200 đồng, xuống dao động trong khung 40.100 - 40.800 đồng/kg. Trong đó, Lâm Đồng là địa phương ghi nhận mức giá thấp nhất với 40.100 đồng/kg. Tiếp đến là tỉnh Đắk Lắk với mức 40.700 đồng/kg. Tương tự, hai tỉnh Gia Lai và Đắk Nông cùng điều chỉnh giá thu mua xuống mức 40.800 đồng/kg trong hôm nay.

Các thị trường cà phê kỳ hạn tiếp tục biến động với hai xu hướng khác biệt, giảm mạnh ở New York và giảm tương đối nhẹ tại London. Báo cáo tồn kho của Hiệp hội Cà phê Hạt (GCA) cho thấy nguồn dự trữ tại khu vực Bắc Mỹ vẫn tỏ ra dồi dào khi tăng thêm 1,1% so với tháng trước, lên ở mức 6,39 triêu bao tính đến cuối tháng 11 và tồn kho Arabica do ICE quản lý đã tăng lên mức cao 5 tháng sau khi về đứng ở mức thấp 23 năm. 

Trong khi đó, tồn kho Robusta của ICE tại London tiếp tục giảm xuống mức thấp 5 năm rưỡi đã đẩy giá kỳ hạn giao ngay chênh lệch tới 67 USD/tấn so với kỳ hạn giao gần nhất là điều hiếm khi xảy ra trên bảng giá điện tử. Điều này chứng tỏ nhu cầu Robusta giao ngay hiện khá căng thẳng đã hỗ trợ giá kỳ hạn sàn London biến động theo cách riêng của mình mà không tương tác với Arabica sàn New York như thường thấy.

Những tuần đầu tháng 12/2022, giá cà phê Robusta tăng do ngại nguồn cung hạn chế thúc đẩy hoạt động mua vào. Trên sàn giao dịch London, ngày 8/12/2022, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng tháng 1/2023, tháng 3/2023, tháng 5/2023 và tháng 7/2023 tăng lần lượt 3,3%, 2,6%, 2,0% và 1,7% so với ngày 28/11/2022, lên mức 1.918 USD/tấn; 1.868 USD/tấn; 1.845 USD/tấn và 1.827 USD/tấn.

Giá cà phê cuối tuần mất đà, quay đầu giảm mạnh - Ảnh 3.

Nguồn: Sàn giao dịch London

Trên sàn giao dịch New York, ngày 8/12/2022, giá cà phê Arabica giao kỳ hạn tháng 3/2023, tháng 5/2023 và tháng 7/2023 giảm lần lượt 3,0%, 2,3% và 1,7% so với ngày 28/11/2022, xuống còn 160,2 UScent/ lb, 160,9 UScent/lb và 161,35 UScent/lb.

Giá cà phê cuối tuần mất đà, quay đầu giảm mạnh - Ảnh 4.

Nguồn: Sàn giao dịch New York

Trên sàn giao dịch BMF của Brazil, giá cà phê Arabica giao kỳ hạn biến động không đồng nhất. Ngày 8/12/2022, giá cà phê giao kỳ hạn tháng 12/2022 và tháng 3/2023 tăng lần lượt 1,9% và 0,1% so với ngày 28/11/2022, cùng lên mức 203,75 UScent/lb. Ngược lại, giá cà phê Arabica giao kỳ hạn tháng 5/2023 và tháng 7/2023 giảm lần lượt 2,8% và 2,2% so với ngày 28/11/2022, xuống còn 198,6 UScent/lb và 198,1 UScent/lb.

Tại cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh, cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% giao dịch ở mức giá 1.898 USD/tấn, chênh lệch +55 USD/tấn, giảm 19 USD/tấn (tương đương mức giảm 1,0%) so với ngày 28/11/2022. 

Dự báo giá cà phê Robusta sẽ sớm tăng trong ngắn hạn. Việc Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phòng ngừa Covid-19 tác động tích cực lên giá cà phê thế giới. Bên cạnh đó, Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu áp dụng Hiệp ước hạn chế các sản phẩm có xuất xứ từ nguồn gốc phá rừng khiến lo ngại nguồn cung cà phê cho thị trường bị hạn chế. 

Theo báo cáo của Liên đoàn Cà phê Quốc gia Columbia (FNC), sản lượng cà phê của nước này trong tháng 10/2022 đạt 1,06 triệu bao, giảm 710 nghìn bao (tương đương mức giảm 6,3%) so với tháng 10/2021. Xuất khẩu cà phê của nước này trong tháng 10/2022 đạt 854 nghìn bao, giảm 281 nghìn bao (tương đương mức giảm 24,8%) so với tháng 10/2021. 

Mặc dù vậy, giá cà phê thế giới sẽ không tăng mạnh do lo ngại kinh tế toàn cầu suy thoái.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tháng 11/2022, xuất khẩu cà phê đạt 1,58 triệu tấn với kim ngạch thu về hơn 3,63 tỷ USD, tăng 13,4% và 34,7% tương ứng về lượng và về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

EU tiếp tục là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất, tính riêng trong 11 tháng năm 2022, thị trường này đã nhập khẩu 616.972 tấn cà phê, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 39% trong tỷ trọng xuất khẩu.

Tiếp đó là thị trường Mỹ, xếp thứ hai về lĩnh vực xuất khẩu cà phê của Việt Nam với 109.581 tấn, giảm 10,1% so với cùng kỳ năm trước. Tương tự, thị trường Nhật Bản, Nga, Philippines, Anh cũng ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể từ đầu năm đến nay.

Mặc dù đạt nhiều kết quả tích cực, song sản xuất cà phê Việt Nam cũng đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, diện tích trồng cà phê có xu hướng giảm vì người dân chuyển sang cây trồng khác như bơ, sầu riêng, xen canh do hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, chi phí nhân công thu hái, vật tư nông nghiệp đều tăng. Bên cạnh đó, tại các nhà máy, chi phí sản xuất thành phẩm và vận hành chế biến tiếp tục gia tăng; khủng hoảng kinh tế, chính trị thế giới cũng tác động lớn đến xuất khẩu cà phê...

Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục