Giá cà phê nội tiếp tục tăng nhẹ khi thị trường vẫn đầy áp lực
Giá cà phê hôm nay 27/2: Thị trường nội địa tăng nhẹ 100 đồng/kg
Tính chung cả tuần qua, thị trường London có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm liên tiếp. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 5 tăng tất cả 53 USD, tức tăng 2,53 %, lên 2.151 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 tăng tất cả 56 USD, tức tăng 2,69 %, lên 2.137 USD/tấn, các mức tăng khá. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.
Tương tự, thị trường New York có 2 phiên tăng và 2 phiên giảm. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 5 tăng tất cả 1,95 cent, tức tăng 1,05 %, lên 187,70 cent/lb, và kỳ hạn giao tháng 7 tăng tất cả 1,75 cent, tức tăng 0,95 %, lên 186,00 cent/lb, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.
Trên thị trường thế giới hôm nay, giá cà phê tiếp tục giảm. Theo đó, giá cà phê trực tuyến Robusta tại London giao tháng 5/2023 được ghi nhận tại mức 2.151 USD/tấn sau khi giảm 0,46% (tương đương 10 USD).
Giá cà phê Arabica giao tháng 5/2023 tại New York đạt mức 187,7 US cent/pound, giảm 1,05% (tương đương 2 US cent).
Giá cà phê nhân xô tại thị trường Tây Nguyên hôm nay (27/2) tăng 100 đồng/kg so với ghi nhận vào cuối tuần trước. Hiện tại, thị trường trong nước đang thu mua cà phê với giá trong khoảng 46.900 - 47.400 đồng/kg. Trong đó, tỉnh Lâm Đồng tăng 100 đồng/kg lên mức 46.900 đồng/kg. Kế đến là Gia Lai với mức 47.300 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg. Sau khi tăng 100 đồng/kg, giá cà phê tại tỉnh Đắk Lắk đang ở mức 47.400 đồng/kg trong hôm nay. Duy chỉ có tỉnh Đắk Nông là không ghi nhận biến động về giá so với cuối tuần trước, duy trì mức 47.300 đồng/kg.
Lo ngại thiếu hụt nguồn cung khi báo cáo tồn kho ICE – New York không được đăng ký bổ sung và ICE – Lodon vẫn đứng ở mức thấp nhất kể từ năm 2016, đã hỗ trợ đầu cơ đẩy giá để bán hàng giao ngay trên sàn.
Công ty tư vấn HedgePoint Global Market điều chỉnh giảm dự báo sản lượng cà phê Arabica của Brazil niên vụ 2023/2024 bớt 3,1 triệu bao, xuống ở mức 42,3 triệu bao và do đó, dư thừa cà phê cà phê toàn cầu chỉ ở mức 0,6 triêu bao khiến áp lực về nguồn cung giảm bớt rất đáng kể.
Dữ liệu kinh tế Mỹ công bố trong tuần qua sẽ khiến các quan chức Fed bận tâm hơn nữa trong việc nâng mức lãi suất điều hành tại các phiên họp sắp tới nhằm đẩy lùi lạm phát Mỹ vẫn còn ở mức cao. Điều này sẽ khiến nhà đầu tư Phố Wall tiếp tục cân đối dòng vốn đầu cơ do vẫn còn lo ngại rủi ro khi chi tiêu sẽ giảm bớt. Trong khi đó, lạm phát cơ bản khu vực Eurozone đã đạt mức kỷ lục trong tháng 1 cũng khiến Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có kế hoạch nâng lãi suất lên thêm 0,5% vào tháng tới.
USDX tăng lên mức cao mới 6 tuần đã gây áp lực thanh lý trên các thị trường cà phê kỳ hạn.
Báo cáo CFTC cho thấy các quỹ và đầu cơ đã quay lại hai sàn mua mạnh trong thời gian gián đoán báo cáo.
Lễ hội Carnival và tốc độ bán hàng xuất khẩu chậm lại ở Brazil đã đẩy giá cà phê Arabica sàn New York tăng 5,2% trong tuần qua, lên mức cao nhất trong 4 tháng.
Tính đến thứ sáu ngày 24/2, tồn kho Robusta được sàn London chứng nhận và theo dõi cấp phát đã tăng 5.980 tấn, tức tăng 9,77 % so với một tuần trước đó, lên đăng ký ở mức 67.180 tấn (tương đương 1.119.667 bao, bao 60 kg).
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 1/2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Italy đạt 17,27 nghìn tấn, trị giá 35,71 triệu USD.
Con số này tăng 78,9% về lượng và tăng 81,5% về trị giá so với tháng 12/2022, so với tháng 1/2022 tăng 30,5% về lượng và tăng 27,1% về trị giá.
Tháng 1/2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang thị trường Italy đạt mức 2.067 USD/tấn, tăng 1,4% so với tháng 12/2022, nhưng giảm 2,6% so với tháng 1/2022.
Về chủng loại, năm 2022, Việt Nam xuất khẩu các chủng loại cà phê robusta, arabica và cà phê chế biến sang thị trường Italy.
Trong đó, xuất khẩu cà phê robusta sang thị trường Italy trong năm 2022 đạt 135,61 nghìn tấn, trị giá 277,85 triệu USD, tăng 8,0% về lượng và tăng 28,7% về trị giá so với năm 2021.
Tương tự, xuất khẩu cà phê arabica đạt 3,33 nghìn tấn, trị giá 14,38 triệu USD, tăng 110,5% về lượng và tăng 227,9% về trị giá.
Ngược lại, xuất khẩu cà phê chế biến của Việt Nam sang Italy giảm 12% so với năm 2021, đạt 3,37 triệu USD, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất nhập khẩu.
Trước đó, những ngày giữa tháng 2, giá cà phê Robusta tại thị trường nội địa tăng mạnh so với đầu tháng, theo đà phục hồi giá thế giới. Ngày 25/2, giá cà phê Robusta tăng từ 3.600 - 3.900 đồng/kg (tùy từng khu vực khảo sát) so với ngày 1/2, dao động trong khoảng 46.800 - 47.200 đồng/kg.
Những ngày giữa tháng 2, giá cà phê Robusta và Arabica trên thị trường thế giới tiếp tục tăng. Các thông tin cho thấy kinh tế Mỹ tốt hơn đã kích thích quỹ đầu cơ đẩy mạnh mua vào. Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết không thuận lợi tại Brazil và báo cáo tồn kho giảm đã tác động tích cực lên thị trường cà phê thế giới.
Hiệp hội Cà phê Hạt (GCA) khu vực Bắc Mỹ báo cáo tồn kho tháng 1 giảm 1,8% so với tháng 12/2022, xuống ở mức 6,265 triệu bao. Xu hướng tăng giá được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới.
Trên sàn giao dịch London, ngày 19/2, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng tháng 3/2023, tháng 5/2023 tăng lần lượt 1,1%, 2% so với ngày 9/2, lên mức 2.085 USD/tấn và 2.098 USD/tấn.
Trên sàn giao dịch New York, ngày 19/2, giá cà phê Arabica giao kỳ hạn tháng 3/2023, tháng 5/2023, tăng lần lượt 5,8%, 4,9% so với ngày 9/2, lên mức 185,75 Uscent/lb và 184,25 Uscent/lb.
Cục Xuất nhập khẩu dự báo giá cà phê thế giới sẽ tiếp tục xu hướng phục hồi nhờ nhu cầu tiêu thụ cà phê toàn cầu sẽ gia tăng trở lại sau hai năm giảm mạnh do tác động của dịch Covid-19 và lạm phát toàn cầu sẽ chậm lại trước sự nổ lực điều hành lãi suất tiền tệ của hầu hết các ngân hàng trung ương trên thế giới.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), tiêu thụ cà phê toàn cầu niên vụ 2022- 2023 dự kiến tăng hơn 800 nghìn bao lên 167,9 triệu bao, với mức tăng chủ yếu ở Liên minh châu Âu, Mỹ và Brazil. Như vậy, nguồn cung cà phê thế giới sẽ vượt nhu cầu khoảng 4,8 triệu bao trong niên vụ 2022-2023.
USDA cũng dự báo xuất khẩu cà phê thế giới sẽ giảm 3 triệu bao trong niên vụ 2022-2023, xuống còn 116,1 triệu bao. Sự sụt giảm được ghi nhận tại Brazil, Việt Nam và Ấn Độ, nhưng tăng ở Honduras và Colombia. Tồn kho cuối vụ dự kiến tăng hơn 1,5 triệu bao lên 34,1 triệu bao.
Trong khi đó, Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) giữ nguyên dự báo về sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2022-2023 ở mức 167,2 triệu bao (bao 60kg), giảm 2,1% so với 170,8 triệu bao của niên vụ trước. Trong khi tiêu thụ cà phê thế giới được dự báo sẽ tăng 3,3% lên 170,3 triệu bao trong niên vụ 2022-2023, so với 164,9 triệu bao của vụ 2020-2021. Như vậy, tiêu thụ dự kiến sẽ vượt sản xuất 3,1 triệu bao.