Giá cà phê Robusta tăng vọt, giá cà phê nội cũng đồng loạt đi lên
Giá cà phê hôm nay 25/4: Đồng loạt tăng trở lại, trong nước gần 52.000 đồng/kg
Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tiếp nối xu hướng tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng thêm 62 USD, lên 2.444 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 cũng tăng thêm 62 USD, lên 2.413 USD/tấn, các mức tăng mạnh. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình. Cấu trúc giá nghịch đảo ổn định khoảng cách.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng 2,00 cent, lên 193,45 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 tăng 2,05 cent, lên 190,65 cent/lb, các mức tăng rất đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì ở mức trung bình.
Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên tăng 700 – 800 đồng, lên dao động trong khung 51.200 - 51.700 đồng/kg. Trong đó, tỉnh Lâm Đồng có mức giá thấp nhất là 51.200 đồng/kg. Kế đến là hai tỉnh Đắk Nông và Gia Lai với 51.600 đồng/kg. Cùng thời điểm khảo sát, tỉnh Đắk Lắk giao dịch ở mức 51.700 đồng/kg. Đây là mức giao dịch cao nhất trong các địa phương được khảo sát.
Giá cà phê Robusta kỳ hạn bật tăng mạnh mẽ khi tiệm cận ngày thông báo đầu tiên (FND) là điều không ngoài thị trường suy đoán do đầu cơ đẩy giá để bán hàng giao ngay với dấu hiệu rõ rệt là cấu trúc giá nghịch đảo được duy trì ở mức cao.
Tiếp sau lo ngại xuất khẩu Robusta từ Việt Nam sụt giảm 5,03% trong quý I/2023, thị trường có thêm lo ngại sản lượng Robusta năm nay của Indonesia sụt giảm xuống mức thấp 10 năm do mưa quá nhiều, theo báo cáo của Volcafe. Thông tin thời tiết ở Brazil có nhiều mưa gây trở ngại cho thu hoạch vụ mùa cà phê Conilon Robusta vốn đã bắt đầu. Trong khi đó, suy thoái kinh tế toàn cầu khiến người tiêu dùng tiết kiệm chi tiêu khiến loại cà phê “giàu vị đắng” trở nên có sức hấp dẫn hơn.
Giá cà phê Arabica trở lại xu hướng tăng nhờ lực kéo của sàn London nhằm thu hẹp mức giá cách biệt giữa hai sàn, đã thúc đẩy các Quỹ và dầu cơ quay lại New York để mua vào do mức giá hiện tại đang có mức lợi nhuận đáng để rót vốn vào. Tỷ giá đồng Reais tăng 0,37% lên ở mức 1 USD = 5,0400 R$ khiến Brazil bán cà phê xuất khẩu chậm lại cũng góp phần hỗ trợ xu hướng giá tăng.
Trong quý I, giá cà phê Robusta giao trong tháng 5 tăng mạnh 14% lên 2.206 USD/tấn. Giá cà phê tăng trong bối cảnh thị trường lo ngại thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn. Theo ICO, thị trường cà phê toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục thâm hụt trong năm thứ hai liên tiếp, với mức thâm hụt 7,3 triệu bao trong niên vụ 2022-2023.
Trong báo cáo mới nhất từ Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), sản lượng cà phê toàn cầu dự kiến sẽ phục hồi và tăng 1,7% lên mức 171,3 triệu bao trong niên vụ 2022-2023. Chủ yếu do sản lượng của Brazil, nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới tăng theo chu kỳ hai năm một, mặc dù giá phân bón tăng cao và điều kiện thời tiết bất lợi tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất cà phê toàn cầu.
ICO dự báo tăng trưởng tiêu thụ cà phê toàn cầu sẽ chậm lại trong niên vụ 2022-2023, với mức tăng 1,7% lên 178,5 triệu bao. Trong đó, tiêu thụ cà phê của châu Âu được dự báo chỉ tăng 0,1% trong niên vụ 2022-2023 sau khi tăng 6% trong niên vụ trước.
Mặc dù vậy, thị trường cà phê toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục thâm hụt trong năm thứ hai liên tiếp, với mức thâm hụt 7,3 triệu bao trong niên vụ 2022-2023.
Trong quý I, giá cà phê giao trong tháng 5 tăng mạnh 14% lên 2.206 USD/tấn. Giá cà phê Arabica giao trong tháng 5 cũng tăng 2,5% lên 170 US Cent/pound. Giá cà phê tăng trong bối cảnh thị trường lo ngại thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn.
Dự báo giá cà phê tiếp tục tăng trong thời gian với nhiều khả năng vượt đỉnh cũ bởi những thông tin thiếu hụt nguồn cung so với nhu cầu. Tuy nhiên, trong ngắn và trung hạn, đà tăng giá có thể bị cản trở do những yếu tố vĩ mô không thuận lợi. Tăng trưởng kinh tế thế giới được các tổ chức quốc tế dự báo không mấy khả quan trong năm nay.
Tại Việt Nam, tính đến hết quý I, xuất khẩu cà phê đã giảm 5% về lượng và giảm 5,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022, đạt 552.613 tấn, trị giá 1,2 tỷ USD.
Giá cà phê nội địa trong quý I tăng khoảng 25% so với thời điểm cuối năm 2022 và tăng khoảng 17% so với cùng kỳ năm ngoái lên khoảng 48.600 - 49.000 đồng/kg.
Nguyên nhân của việc giá cà phê trong nước ở mức cao trong khi xuất khẩu giảm là do doanh nghiệp khó khăn trong mua hàng. Hiện tại, việc thu hoạch đã hoàn tất tuy nhiên người dân vẫn giữ hàng không bán ra, chờ giá lên cao khiến doanh nghiệp không thể mua.
Trong năm 2023, một số công ty xuất khẩu cà phê đặt mục tiêu doanh thu tăng mạnh trong bối cảnh giá cà phê đang trong đà phục hồi.