Giá cà phê tiếp tục giảm mạnh trước nhiều áp lực

29/06/2022 15:23 GMT+7
Giá cà phê trong nước hôm nay 29/6 bất ngờ giảm mạnh 600 đồng/kg theo giá thế giới trước nhiều áp lực...

Giá cà phê tiếp tục sụt giảm mạnh

Giá cà phê trên cả hai sàn kỳ hạn tiếp tục sụt giảm mạnh với khối lượng giao dịch thấp do áp lực từ các sàn chứng khoán Mỹ suy thoái. Áp lực từ việc thắt chặt tiền tệ của nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới tiếp tục tác động tiêu cực lên tâm lý thị trường, USDX vẫn giữ nguyên giá trị, trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tiếp tục tăng cao trước áp lực chống lạm phát sắp tới của Fed và lo ngại lãi suất cao hơn ở các thị trường tiêu thụ chính sẽ dẫn đến suy thoái.

Trong khi đó, giá trị đồng nội tệ tại nước sản xuất cà phê giảm làm tăng lực bán xuất khẩu, trong đó có cả Việt Nam. Tỷ giá đồng Real tiếp tục giảm nhẹ tiếp tục khuyến khích người Brazil đẩy mạnh bán cà phê vụ mới.

Giá cà phê chốt phiên giao dịch ngày 28/6, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Futures Europe - London tiếp tục giảm, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 23 USD (1,13%), giao dịch tại 2.017 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 11/2022 giảm 16 USD (0,79%) giao dịch tại 2.015 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.

Giá cà phê Arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 9/2022 cũng giảm mạnh 4,35Cent (1,96%), giao dịch tại 217,75 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2022 giảm 4,60 Cent/lb (2,09%), giao dịch tại 215,65 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình.

Giá cà phê tiếp tục giảm mạnh trước nhiều áp lực - Ảnh 1.

Giá cà phê trên cả hai sàn kỳ hạn tiếp tục sụt giảm mạnh với khối lượng giao dịch thấp.

Giá cà phê tiếp tục giảm mạnh trước nhiều áp lực - Ảnh 2.

GIÁ CÀ PHÊ TRỰC TUYẾN SÀN LONDON, NEW YORK, BMF Cập nhật: 29/06/2022 lúc 14:42:01.

Giá cà phê trong nước hôm nay cũng quay đầu giảm mạnh 600 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 42.500 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 41.900 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 600 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 42.000 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 41.900 đồng/kg. Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 600 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 42.500 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 42.400 đồng/kg. Giá cà phê tại Gia Lai giảm 600 đồng/kg, giá ở Pleiku là 42.400 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 42.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 600 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 42.400 đồng/kg. Giá cà phê tại Kon Tum giảm 600 đồng/kg, dao động ở mức 42.400 đồng/kg. Giá cà phê giao tại cảng TP.HCM giảm 600 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 42.400 đồng/kg.

Thị trường cà phê trong nước hôm nay giảm mạnh 600 đồng/kg so với thời điểm sáng qua. Thị trường chịu tác động bởi nhiều áp lực từ biến động của thị trường thế giới.

Trong tháng 5/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.278 USD/ tấn, giảm 1,0% so với tháng 4/2022, nhưng tăng 21,9% so với tháng 5/2021.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.250 USD/tấn, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Tháng 5/2022 so với tháng 5/2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang hầu hết các thị trường chính tăng, ngoại trừ xuất khẩu sang Nhật Bản, Mỹ và Philippines giảm mạnh. Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê sang nhiều thị trường châu Âu ghi nhận mức tăng trưởng hai con số.

Trong 5 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021, xuất khẩu cà phê sang hầu hết các thị trường tăng, ngoại trừ Mỹ, Philippines và Trung Quốc. Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê sang Bỉ tăng 261% về lượng và tăng 349,7% về trị giá; sang Anh tăng 130,3% về lượng và tăng 178,6% về trị giá.

Thị trường cà phê trước nhiều áp lực...

Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) dự báo, xu hướng tổng thể của thị trường cà phê còn tiếp tục có nhiều biến động do vẫn chịu ảnh hưởng bởi nút thắt trong chuỗi cung ứng cà phê chưa được giải quyết trong khi nền kinh tế toàn cầu đối diện với nhiều rủi ro và thách thức.

Các chuyên gia cho rằng, thị trường cà phê trong nước vẫn chịu áp lực trước những nút thắt về chuỗi cung ứng chưa được giải quyết triệt để. Bên cạnh đó, việc giới đầu cơ còn e ngại rủi ro tăng trưởng toàn cầu có thể ảnh hưởng đến hàng hóa, trong đó có mặt hàng cà phê. Ngoài ra, xung đột Nga - Ukraine sẽ càng làm cho tiêu thụ cà phê thêm khó khăn. 

Giá cà phê tiếp tục giảm mạnh trước nhiều áp lực - Ảnh 3.

Vicofa đưa ra cảnh báo cho rằng, giá cả vật tư phân bón tăng cao sẽ khiến nông dân cắt giảm đầu tư chăm bón. Điều này có thể khiến sản lượng cà phê Robusta sụt giảm 10% trong vụ sắp tới.

Theo Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia (NCIF), cảng Thượng Hải đã được dỡ bỏ lệnh phong tỏa nhưng không thể một sớm một chiều giải quyết được lượng hàng hóa dồn ứ tại Trung Quốc. Giá cước từ cảng lên hàng tại Trung Quốc hiện cao gấp 20 lần cước từ Mỹ để đưa hàng sang châu Á. Chính vì vậy, đường đi của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng tiêu cực ít ra trong vài tháng nữa, nếu như dịch Covid-19 hoàn toàn lắng dịu. 

Dù không ít nhà kinh doanh cà phê Việt Nam đã chọn hướng thuê tàu rời để đưa hàng sang các nước nhập khẩu, nhưng chỉ các doanh nghiệp lớn, có mạng lưới hoạt động rộng khắp mới có khả năng thuê tàu cho riêng mình. Doanh nghiệp cà phê Việt Nam, thường chỉ cỡ trung và nhỏ, bán qua trung gian là chủ yếu, nên chưa thể chủ động bán hàng như trước đại dịch. Sức bán vì vậy mà hạn chế. Lượng tồn kho sau 5 tháng đầu niên vụ đã giảm dần. Hiện tượng tranh mua tranh bán giảm, sẽ giúp cho giá bán xuất khẩu không rẻ như trước. 

Giá cà phê nội địa hiện nay khoảng 42,5 triệu đồng/tấn thì khó có thể chào giá xuất khẩu trừ trên 200 USD/tấn FOB. Mặt khác, người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm chi tiêu do lạm phát tăng cao, tình hình kinh tế khó khăn. Bên cạnh đó, nông dân trồng cà phê đang chịu áp lực trước chi phí phân bón và xăng dầu tăng cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận. Một số hộ phải cắt giảm chi phí đầu vào, hạn chế bán ra để chờ giá tăng. Vì vậy, việc mua bán cà phê tại các đại lý vì thế cũng khá hạn chế.

Theo nhận định của các chuyên gia, nguồn cà phê từ Brazil giảm (do bước vào chu kỳ năng suất thấp hai năm một lần và ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết bất lợi) sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong năm 2022. 

Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho rằng ngành cà phê đang có cơ hội vượt qua con số kỷ lục 3,7 tỷ USD của năm 2012, để lần đầu tiên cán mốc 4 tỷ USD trong năm nay. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê của Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Trong nước, nông dân trồng cà phê đang chịu áp lực trước chi phí phân bón và xăng dầu tăng cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận. Một số hộ phải cắt giảm chi phí đầu vào, hạn chế bán ra để chờ giá tăng. Vì vậy, việc mua bán cà phê tại các đại lý vì thế cũng hạn chế. Vicofa đưa ra cảnh báo cho rằng, giá cả vật tư phân bón tăng cao sẽ khiến nông dân cắt giảm đầu tư chăm bón. Điều này có thể khiến sản lượng cà phê Robusta sụt giảm 10% trong vụ sắp tới.

Bộ phận Nông nghiệp Nước ngoài (FAS) trực thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã đưa ra báo cáo hai năm một lần về cung – cầu cà phê toàn cầu. Theo báo cáo, dự báo sản lượng toàn cầu trong niên vụ cà phê mới 2022/2023 sẽ tăng 4,7% so với niên vụ trước lên 174,95 triệu bao và dự báo tồn kho cà phê toàn cầu cuối niên vụ 2022/2023 sẽ tăng 6,3% lên 34,70 triệu bao.

Trong khi lạm phát toàn cầu chưa có hồi kết, đã dẫn tới suy thoái kinh tế thế giới và cuộc chiến Đông Âu vẫn còn dai dẳng đã dấy lên lo ngại sức tiêu thụ cà phê toàn cầu giảm sút, khiến nhà đầu tư không mặn mà rót vốn vào mặt hàng hiện đang thiếu sức hấp dẫn này.

Theo dự báo của Somar Met. không có dấu hiệu nào cho thấy sự xuất hiện của sương giá tại các vùng cà phê ở miền nam Brazil vào những ngày trăng tròn tháng 7 sắp tới.

Tính đến ngày 23/6, tồn kho cà phê đạt chuẩn trên hai sàn so với báo cáo tuần trước như sau: Robusta London đạt 104.610 so với 103.810 tấn, Arabica New York giảm xuống dưới 1 triệu bao nay còn 969.421 bao hay 59.918 tấn, là mức thấp nhất tính từ hơn hai chục năm.

Theo phân tích của các chuyên gia, bức tranh kỹ thuật với giá cà phê tuần này là tiêu cực. Giá cà phê có thể giảm về vùng 2.000-1.900 USD/tấn...

Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục