Giá cao su hôm nay 25/4: Giá cao su quay đầu bật tăng mạnh
Giá cao su hôm nay 25/4: Giá cao su tăng mạnh cả hai sàn
Giá cao su hôm nay 25/4 quay đầu bật tăng mạnh tại các thị trường. Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) giá cao su tăng ở tất cả kỳ hạn và tại Sàn Tocom (Tokyo - Nhật Bản) giá cao su cũng tăng mạnh trở lại ở tất cả các kỳ hạn.
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (Tocom), giá cao su kỳ hạn giao tháng 5/2023 ghi nhận mức 204,2 yen/kg, tăng 1,34%, tăng 2,7 yen/kg. Kỳ hạn cao su tháng 6/2023 tăng; kỳ hạn cao su tháng 7/2023; kỳ hạn tháng 8/2023 và cao su kỳ hạn tháng 9/2023 cũng tăng mạnh.
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 5/2023 đứng ở mức 11.895 nhân dân tệ/tấn, tăng 2,59%, tăng 300 nhân dân tệ/tấn.
Giá cao su Thượng Hải tăng ở kỳ hạn tháng 6/2023; kỳ hạn cao su tháng 7/2023, kỳ hạn cao su tháng 8/2023; kỳ hạn cao su kỳ hạn tháng 9/2023 cũng đều tăng gần 3%.
Giá cao su kỳ hạn trên thị trường Nhật Bản mở cửa phiên 25/4 tăng hơn 3%, theo đà tăng của sàn giao dịch Thượng Hải cùng với lượng dự trữ sụt giảm.
Dự trữ cao su của sàn giao dịch Thượng Hải đã giảm 0,9% so với một tuần trước.
Chỉ số Nikkei trung bình của Nhật Bản mở cửa phiên 25/4 tăng 0,36%.
Giá dầu tăng do nhà đầu tư lạc quan rằng du lịch trong kỳ nghỉ lễ tại Trung Quốc sẽ thúc đẩy nhu cầu nhiên liệu tại đây, không khuyến khích các nhà sản xuất chuyển sang sử dụng cao su tổng hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ, đẩy giá cao su tự nhiên tăng.
Năm 2022, EU nhập khẩu 1,35 triệu tấn cao su tự nhiên (HS 4001) từ các thị trường ngoài khối, với trị giá 2,72 triệu Eur (tương đương 2,97 tỷ USD), tăng 8% về lượng và tăng 27,4% về trị giá so với năm 2021. Thái Lan, Bờ Biển Ngà, Indonesia, Malaysia và Việt Nam là 5 thị trường ngoài khối lớn nhất cung cấp cao su tự nhiên cho EU, trong đó nhập khẩu từ Indonesia và Việt Nam giảm, nhập khẩu từ 3 thị trường còn lại tăng trong năm 2022.
Trong năm 2022, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 5 cho EU, với 81,73 nghìn tấn, trị giá 155,35 triệu Eur (tương đương 169,33 triệu USD), giảm 14% về lượng và giảm 3,8% về trị giá so với năm 2021, thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của EU chiếm 6,04%, thấp hơn so với mức 7,59% của năm 2021.
Qua số liệu thống kê cho thấy, cao su của Việt Nam đang khó khăn trong cạnh tranh tại thị trường EU. Việt Nam vẫn chỉ đứng thứ 4 trong số các nước ASEAN về thị phần cao su tại EU. Tại thị trường EU, ngành công nghiệp, sản xuất, tiêu dùng đang phát triển mạnh mẽ (sản xuất máy bay, ô tô, xe máy, thiết bị, máy móc cho ngành chế tạo, y tế, hàng tiêu dùng), nhu cầu tiêu thụ của EU đối với cao su và các sản phẩm từ cao su rất lớn, đặc biệt là các chủng loại cao su cao cấp (SVR CV) và chủng loại SVR 10, SVR 20, dự báo các mặt hàng này sẽ có nhiều cơ hội xuất khẩu sang EU trong những năm tiếp theo.
Trong năm 2022, EU nhập khẩu 1,26 nghìn tấn cao su tổng hợp (HS 4002) từ các thị trường ngoài khối, với trị giá 3,37 tỷ Eur (tương đương 3,67 tỷ USD), giảm 0,8% về lượng, nhưng tăng 35,1% về trị giá so với năm 2021. Nga, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Anh là 5 thị trường ngoài khối lớn nhất cung cấp cao su tổng hợp cho EU, trong đó nhập khẩu từ Nga và Anh giảm, nhập khẩu từ 3 thị trường còn lại tăng khá so với năm 2021.
Cơ cấu thị trường ngoài khối cung cấp cao su tổng hợp cho EU trong năm 2022 có sự thay đổi khi thị phần cao su tổng hợp của Nga trong tổng nhập khẩu của EU giảm mạnh; trong khi thị phần của Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Trung Quốc lại tăng mạnh. Cao su tổng hợp của Việt Nam chỉ chiếm 0,01% trong tổng lượng nhập khẩu của EU từ các thị trường ngoài khối.