Giá cao su hôm nay 28/7: "Xanh" trở lại trên các sàn Tokyo (Tocom) và Thượng Hải

28/07/2022 17:31 GMT+7
Giá cao su hôm nay 28/7 ghi nhận sắc xanh đã bao phủ trên các sàn Tokyo (Tocom) và Thượng Hải. Trong nước, giá mủ cao su nguyên liệu tại một số tỉnh biến động nhẹ, giá mủ cao su nguyên liệu được các công ty thu mua ở mức từ 325-290 đồng/TSC...

Giá cao su hôm nay 28/7: Tăng trở lại trên các sàn

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (Tocom), giá cao su kỳ hạn giao tháng 8/2022 ghi nhận mức 251,5 yen/kg, tăng 0,28%, tăng 0,7 yen/kg. Các kỳ hạn cao su tháng 9, 10, 11, 12 đều tăng nhẹ.

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 8/2022 đứng ở mức 12.085 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,21%, tăng 25 nhân dân tệ/tấn.

Giá cao su Thượng Hải hôm nay tăng ở tất cả các kỳ hạn tháng 9, 10, 11 và tháng 1/2023 với mức tăng nhẹ.

Giá cao su hôm nay 28/7: "Xanh" trở lại trên các sàn Tokyo (Tocom) và Thượng Hải  - Ảnh 1.

GIÁ CAO SU TRỰC TUYẾN SÀN TOCOM, THƯỢNG HẢI, THÁI LAN Cập nhật lúc: 28/07/2022 lúc 17:12:08

Giá cao su hôm nay 28/7: "Xanh" trở lại trên các sàn Tokyo (Tocom) và Thượng Hải  - Ảnh 2.

GIÁ CAO SU TRỰC TUYẾN SÀN TOCOM, THƯỢNG HẢI, THÁI LAN Cập nhật lúc: 28/07/2022 lúc 17:12:08

Giá cao su hôm nay 28/7: "Xanh" trở lại trên các sàn Tokyo (Tocom) và Thượng Hải  - Ảnh 3.

Giá cao su hôm nay 28/7: "Xanh" trở lại trên các sàn.

Trong 10 ngày giữa tháng 7/2022, giá mủ cao su nguyên liệu tại một số tỉnh biến động nhẹ. Tại Bình Phước, giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng thu mua ở mức từ 310-290 đồng/TSC, giảm 10 đồng/TSC so với 10 ngày trước đó. Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa dao động ở mức 323-325 đồng/TSC, ổn định so với 10 ngày trước đó. Giá mủ cao su Gia Lai được Công ty cao su Mang Yang thu mua với giá 295-305 đồng/TSC, ổn định so với 10 ngày trước đó.

Việt Nam hiện là quốc gia lớn thứ ba trên thế giới về lượng cung cao su thiên nhiên. Sản xuất cao su bền vững là có cơ hội cho Việt Nam nâng cao giá trị kinh tế cũng như đảm bảo tuân thủ với các yêu cầu nghiêm ngặt về môi trường và xã hội trong các khâu sản xuất.

Hiệp hội Cao su Việt Nam đã đề xuất kế hoạch hành động vì phát triển bền vững ngành cao su Việt Nam, khuyến khích các hội viên sớm xây dựng Chương trình phát triển bền vững theo điều kiện phù hợp. Hiệp hội đã xây dựng và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam”. Đã có 82 sản phẩm của 29 nhà máy thuộc 17 doanh nghiệp được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu này.

Trên thế giới hiện có hai hệ thống chứng chỉ bền vững gồm PEFC (Chương trình xác nhận chứng chỉ rừng) và FSC (Hội đồng quản lý rừng). Để đạt được chứng chỉ PEFC hay FSC, các công ty cao su hoặc các hộ cao su tiểu điền phải đáp ứng với các tiêu chí rất nghiêm ngặt về các khía cạnh môi trường, xã hội và kinh tế. 

Việt Nam đã phát triển Hệ thống chứng chỉ rừng Quốc gia (VFCS). Hiện hệ thống này được PEFC công nhận. Đến nay, Việt Nam đã có khoảng 97.300 ha diện tích cao su đạt chứng chỉ VFCS. Toàn bộ diện tích này của các công ty cao su nhà nước.

Thống kê của Hiệp hội Cao su Việt Nam cho thấy, diện tích cao su của Việt Nam năm 2021 đạt gần 939.000 ha, trong đó phần diện tích của tiểu điền chiếm khoảng một nửa. Tuy nhiên, cao su tiểu điền đến nay chưa có diện tích nào đạt được chứng chỉ.

Diện tích cao su đạt chứng chỉ bền vững hiện còn rất hạn chế do nhiều công ty cao su chưa quan tâm thích đáng tới việc sản xuất cao su có chứng chỉ và do hiện chỉ ưu tiên trọng tâm vào các thị trường xuất khẩu chưa đòi hỏi các loại hình chứng chỉ như Trung Quốc…

Để cây cao su tiếp tục đóng góp vào sự phát triển kinh tế, cải thiện điều kiện xã hội vùng nông thôn và nâng cao vai trò bảo vệ môi trường cần có những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, sự quyết tâm thực hiện chương trình phát triển bền vững của doanh nghiệp và các tổ chức liên quan, giúp ngành cao su thực hiện các tiêu chí của các hệ thống chứng nhận về quản lý và sản xuất bền vững.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 6/2022, Việt Nam xuất khẩu được 187,83 nghìn tấn cao su, trị giá 310,1 triệu USD, tăng 64,5% về lượng và tăng 59,1% về trị giá so với tháng 5/2022; so với tháng 6/2021 tăng 15,2% về lượng và tăng 12,8% về trị giá. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su đạt 787,26 nghìn tấn, trị giá 1,36 tỷ USD, tăng 10,3% về lượng và tăng 13,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Về giá xuất khẩu: Tháng 6/2022, giá cao su xuất khẩu bình quân đạt 1.651 USD/tấn, giảm 3,3% so với tháng 5/2022 và giảm 2,1% so với tháng 6/2021.

Tháng 6/2022, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ cao su nhiều nhất của Việt Nam, chiếm 71,2% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, với 133,67 nghìn tấn, trị giá 212,53 triệu USD, tăng 74,2% về lượng và tăng 70,6% về trị giá so với tháng 5/2022; so với tháng 6/2021 tăng 15,5% về lượng và tăng 12,7% về trị giá. Giá cao su xuất khẩu bình quân sang Trung Quốc ở mức 1.590 USD/tấn, giảm 2,1% so với tháng 5/2022 và giảm 2,4% so với tháng 6/2021.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 536,32 nghìn tấn cao su, trị giá 899,28 triệu USD, tăng 9,3% về lượng và tăng 13,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Trong tháng 6/2022, xuất khẩu cao su sang một số thị trường chủ chốt như: Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia, Nga, Brazil, Malaysia, Bangladesh tiếp tục tăng trưởng tốt cả về lượng và trị giá so với tháng 6/2021.


 

Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục