Giá cao su hôm nay 29/10: Giá cao su cuối tuần giảm mạnh

29/10/2022 15:09 GMT+7
Giá cao su hôm nay 29/10: Giá cao su kỳ hạn tiếp tục giảm mạnh toàn thị trường, tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) và tại Sàn Tocom (Tokyo - Nhật Bản).

Giá cao su hôm nay 29/10: Giá cao su cuối tuần tiếp tục giảm mạnh

Giá cao su kỳ hạn hôm nay tiếp đà giảm mạnh toàn thị trường tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) và tại Sàn Tocom (Tokyo - Nhật Bản).

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (Tocom), giá cao su kỳ hạn giao tháng 11/2023 ghi nhận mức 214,4 yen/kg, giảm 2,85%, giảm 6,1 yen/kg. Kỳ hạn cao su tháng 12, tháng 1/2023, kỳ hạn tháng 2/2023, kỳ hạn tháng 3/2023 giảm mạnh từ hơn 2% đến hơn 3%.

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 11/2022 đứng ở mức 10.710 nhân dân tệ/tấn, giảm 2,9%, giảm 320 nhân dân tệ/tấn.

Giá cao su Thượng Hải hôm nay giảm mạnh tiếp ở các kỳ hạn tháng 1/2023, tháng 3/2023, tháng 4/2023, tháng 5/2023 ở mức hơn 2% và hơn 3%.

Giá cao su hôm nay 29/10: Giá cao su cuối tuần giảm mạnh - Ảnh 1.

Giá cao su hôm nay 29/10: Giá cao su cuối tuần giảm mạnh - Ảnh 2.

GIÁ CAO SU TRỰC TUYẾN SÀN TOCOM, THƯỢNG HẢI, THÁI LAN Cập nhật lúc: 29/10/2022 lúc 13:36:01

Giá cao su hôm nay 29/10: Giá cao su cuối tuần giảm mạnh - Ảnh 3.

GIÁ CAO SU TRỰC TUYẾN SÀN TOCOM, THƯỢNG HẢI, THÁI LAN Cập nhật lúc: 29/10/2022 lúc 13:36:01

Nguồn cung dư thừa trong giai đoạn này đã góp phần vào biến động của giá cao su trên thị trường thế giới, ngoài các yếu tố như giá dầu thô giảm và triển vọng kinh tế toàn cầu suy yếu...

Công ty Chứng khoán Tiên Phong (TPS) nhận xét, nhu cầu cao su tự nhiên tương đồng với sự vận động của các nền kinh tế lớn. Theo đó, nhu cầu cải thiện mạnh mẽ khi các nền kinh tế lớn phục hồi và ngược lại. Về nguồn cung, sản lượng cao su toàn cầu tăng đáng kể từ năm 2012 khi các hoạt động mở rộng đồn điền diễn ra khắp châu Á, đặc biệt tại Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Lào. Nguồn cung tăng mạnh hơn nhu cầu thực tế khiến ngành này gặp vấn đề dư cung trong thời gian dài. Xu hướng này bị phá vỡ vào năm 2021 khi cán cân cung - cầu được đưa về mức cân bằng trước những khó khăn của việc khai thác và vận chuyển mủ trong đại dịch.

Năm nay, khi hầu hết các quốc gia đã mở cửa trở lại sau đại dịch, tình trạng dư cung cao su thiên nhiên quay trở lại. Báo cáo của Hiệp hội Các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), trong tháng 8 và tháng 9/2022, tổng sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu đạt khoảng 2,7 triệu tấn (tăng 71.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái), trong khi tổng cầu là 2,5 triệu tấn. Nguồn cung dư thừa góp phần tác động đến biến động giá cao su giảm trong thời gian vừa qua, bên cạnh là các tác động của giá dầu thô giảm và vấn đề kinh tế toàn cầu suy yếu.

Dữ liệu của Trading Econnomics cho thấy, giá mủ cao su lập đỉnh vào ngày 23/2/2022, sau đó điều chỉnh giảm và tạo đáy 130 UScents/kg vào ngày 6/9/2022.

Bước vào tháng 10, giá cao su phục hồi nhẹ so với tháng 9, nhưng nhiều khả năng vẫn ở mức thấp trong thời gian tới do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Hiện giá mặt hàng này vẫn dao động quanh vùng 134 UScents/kg và chưa có tín hiệu phục hồi rõ ràng.

Theo TPS, doanh nghiệp ngành cao su đang phải đối mặt với rủi ro lớn: Thứ nhất, mưa lớn kéo dài vào mùa cao điểm thu hoạch, ảnh hưởng đến sản lượng mủ; thứ hai, rủi ro suy giảm nhu cầu cao su tại Trung Quốc do thiếu điện, bởi Trung Quốc vừa trải qua đợt nắng nóng, hạn hán kỷ lục.

Mở rộng hoạt động kinh doanh đang là hướng của các doanh nghiệp cao su thiên nhiên trong bối cảnh lĩnh vực cốt lõi gặp nhiều khó khăn, thách thức. Chẳng hạn, có doanh nghiệp lên kế hoạch đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng nhà máy chế biến gỗ...


 

Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục