Giá lợn hơi đi lên, thị trường bắt đầu biến động

22/11/2022 13:35 GMT+7
Giá lợn hơi hôm nay (22/11) tăng lên, thị trường bắt đầu biến động. Toàn quốc có thêm 3 tỉnh tăng giá lợn hơi. Các tỉnh còn lại đứng giá và đã không còn tỉnh nào giảm, đây có thể là một bước chuyển mới tốt hơn với thị trường giá lợn. Hi vọng đợt tăng này sẽ kéo dài và tạo đột phá mới.

Giá lợn hơi hôm nay 22/11: Ghi nhận mức tăng cao nhất 3.000 đồng/kg 

Giá lợn hơi hôm nay 22/11/2022, thị trường bắt đầu biến động. Toàn quốc có thêm 3 tỉnh tăng giá lợn hơi gồm: Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Tây Ninh tăng 1.000-3.000 đồng/kg. Các tỉnh còn lại đứng giá và đã không còn tỉnh nào giảm, đây có thể là một bước chuyển mới tốt hơn với thị trường giá lợn. Hi vọng đợt tăng này sẽ kéo dài và tạo đột phá mới.

Ngày 22/11 giá lợn hơi tại Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam vẫn giữ ổn định sau khi giảm liên tiếp nhiều ngày qua. Giá lợn hơi CP tại miền Bắc đứng ở mức 60.000 đồng/kg. Tại miền Trung, miền Đông, miền Tây, giá lợn hơi CP vẫn đứng ở mức 58.000 đồng/kg.

Tại Trung Quốc mức giá lợn hơi hôm nay tiếp tục giảm. Giá lợn tại Trung Quốc ngày 22/11 đứng ở mức 85.300 đồng/kg, giảm so với mức 86.700 đồng/kg của ngày 21/11, giảm so với cuối tuần qua khi đứng ở mức 87.100 đồng/kg, giảm so với mức 87.400 đồng/kg của ngày 17/11, giảm so với mức 89.500 đồng/kg ngày 16/11, giảm so với mức 88.300 đồng/kg của ngày 14/11...

Giá lợn hơi đi lên, thị trường bắt đầu biến động - Ảnh 1.

Nguồn: ANOVA FEED

Giá lợn hơi đi lên, thị trường bắt đầu biến động - Ảnh 2.

Giá lợn hơi đi lên, thị trường bắt đầu biến động.

Trước đó, tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi sáng nay điều chỉnh trái chiều tại một vài nơi và dao động trong khoảng 52.000 - 55.000 đồng/kg. Cụ thể, sau khi tăng 1.000 đồng/kg, thương lái tại Hưng Yên thu mua lợn hơi với giá 54.000 đồng/kg. Ghi nhận mức tăng 2.000 đồng/kg, giá lợn hơi tại Thái Nguyên đứng ở mức 55.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Ở chiều ngược lại, tỉnh Vĩnh Phúc giảm nhẹ 1.000 đồng/kg xuống còn 52.000 đồng/kg. Mức giá này cũng được ghi nhận tại Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hà Nội và Ninh Bình.

Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, giá lợn hơi sáng nay tăng - giảm không đồng nhất và dao động trong khoảng 51.000 - 55.000 đồng/kg. Theo đó, sau khi giảm 1.000 đồng/kg, giá lợn hơi tại Lâm Đồng xuống còn 52.000 đồng/kg. Ghi nhận mức giảm sâu hơn, 2.000 đồng/kg, thương lái tại Đắk Lắk giao dịch lợn hơi với giá thấp nhất khu vực là 51.000 đồng/kg. Ở chiều ngược lại, tại Nghệ An và Hà Tĩnh cùng điều chỉnh giá thu mua tăng 2.000 đồng/kg, lên mức 54.000 đồng/kg. Giá lợn hơi tại Bình Thuận ghi nhận tăng 4.000 đồng/kg lên mức cao nhất khu vực là 55.000 đồng/kg.

Tại khu vực miền Nam, giá lợn hơi đầu giờ sáng nay giảm 1.000 đồng/kg rải rác ở một vài nơi và dao động trong khoảng 51.000 - 55.000 đồng/kg. Cụ thể, tại Vũng Tàu và Hậu Giang, giá lợn hơi cùng giảm 1.000 đồng/kg và điều chỉnh giao dịch xuống còn 52.000 đồng/kg. Mức giá này cũng được ghi nhận tại các tỉnh Long An, Cần Thơ, Trà Vinh và Sóc Trăng. Các địa phương khác trong khu vực không nghi nhận sự biến động về giá, trong đó, Kiên Giang và Cà Mau đang thu mua lợn hơi lần lượt với giá thấp nhất và cao nhất khu vực là 51.000 đồng/kg và 55.000 đồng/kg, các tỉnh thành còn lại duy trì ổn định ở mức 53.000 đồng/kg.

Được biết, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu phản ánh liên quan đến vấn đề xuất khẩu thịt lợn, triển khai các giải pháp phù hợp nhằm phát triển chăn nuôi bền vững, đáp ứng nhu cầu thực phẩm dịp Tết.

Giá lợn hơi trong nước xuống thấp dưới 60.000 đồng/kg, thậm chí những ngày gần đây rớt xuống còn 50.000 đồng/kg. Nguồn cung trong nước đang dư thừa. Nhiều ý kiến đề xuất Chính phủ nên nới lỏng các rào cản để được bán lợn qua biên giới, giảm thiệt hại cho người chăn nuôi.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan nghiên cứu, chủ động triển khai các giải pháp phù hợp nhằm phát triển chăn nuôi bền vững, đáp ứng nhu cầu thực phẩm, nhất là trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán, đảm bảo quyền lợi cho người chăn nuôi.

Giá dự báo vẫn tốt nhưng người chăn nuôi gặp áp lực lớn

Thực tế, ngành chăn nuôi phát triển ổn định nhiều năm qua, góp phần đảm bảo sinh kế cho gần 10 triệu nông hộ và cung ứng đủ thịt, trứng, sữa cho gần 100 triệu người dân và khoảng 17 triệu khách du lịch mỗi năm.

Cụ thể, trong giai đoạn 2010-2021, sản lượng thịt các loại tăng 1,7 lần (đạt 6,7 triệu tấn), trứng tăng 2,7 lần (17,5 tỷ quả), sữa tươi tăng 4 lần (1,2 triệu tấn sữa), thức ăn chăn nuôi công nghiệp tăng hơn 2 lần (đạt 21,5 triệu tấn).

Ngành chăn nuôi góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp, trong việc thực hiện vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế và ổn định tình hình xã hội của cả nước. Chất lượng sản phẩm chăn nuôi ngày càng được nâng cao, đảm bảo nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và xuất khẩu

Dù đạt những thành tựu đáng ghi nhận, ngành chăn nuôi hiện đối mặt 7 thách thức gồm: Thiên tai và biến đổi khí hậu, dịch bệnh truyền nhiễm, ô nhiễm môi trường, thiếu quỹ đất cho phát triển chăn nuôi.

Bên cạnh đó là cạnh tranh về chất lượng và giá cả sản phẩm trong nước với hàng nhập khẩu. Chi phí sản xuất chăn nuôi tăng cao do lạm phát và giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng. Liên kết chuỗi yếu, kết nối giữa sản xuất và thị trường còn hạn chế.

Giá lợn hơi đi lên, thị trường bắt đầu biến động - Ảnh 3.

Thị trường thịt lợn nửa cuối năm nay dù giá dự báo vẫn tốt nhưng người chăn nuôi gặp áp lực lớn do tăng chi phí sản xuất, thức ăn, năng lượng và nhiều rào cản mới.

Thị trường thịt lợn nửa cuối năm nay dù giá dự báo vẫn tốt nhưng người chăn nuôi gặp áp lực lớn do tăng chi phí sản xuất, thức ăn, năng lượng và nhiều rào cản mới.

Báo cáo của ngân hàng Rabobank nhận định, những yếu tố này sẽ tiếp tục thách thức các nhà sản xuất thịt lợn trên toàn thế giới và đặc biệt khó khăn đối với những người chăn nuôi ở khu vực châu Âu (EU).

Theo đó, sản lượng thịt lợn ở EU và vương quốc Anh dự kiến sẽ tiếp tục sụt giảm trong quý IV/2022 do áp lực biên lợi nhuận đang diễn ra gay gắt. Các nhà chuyên môn dự báo sẽ giảm ít nhất 4%, với mức giảm lớn nhất có thể xảy ra ở Ba Lan, Đức, Đan Mạch và Anh.

Tuy nhiên, giá thịt lợn xẻ trung bình của EU vẫn đứng ở mức cao, tăng 55% so với cùng kỳ trong những tuần cuối của tháng 9/2022. Trong quý IV, dự kiến với nguồn cung lợn hơi lớn hơn từ Tây Ban Nha, giá thịt lợn cũng có thể giảm chút ít. Trong khi đó, lượng xuất khẩu của châu Âu sang thị trường Trung Quốc sẽ cao hơn dự kiến trong 3 tháng cuối năm 2022 (so với nửa đầu năm nay), nhưng giá nội địa cao đang làm suy yếu khả năng cạnh tranh toàn cầu. Nhu cầu tiêu dùng trong nước có thể bị ảnh hưởng bởi chi phí năng lượng/nhiên liệu cao hơn vào mùa đông sắp tới và cả trong năm 2023.

Tại Trung Quốc, lượng thịt lợn xuất khẩu trong tháng 8 đạt mức cao kỷ lục 49.000 tấn- ghi nhận khối lượng hàng tháng cao nhất trong năm. Tuy nhiên nhìn chung, sản lượng thịt trong cả năm nay thấp hơn 5%, với giá trị các lô hàng giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặc dù các hoạt động giao dịch tiếp tục phụ thuộc vào việc mở cửa thành công thị trường thời kỳ hậu đại dịch Covid-19, cùng với các dịp du lịch nghỉ lễ dài ngày, ngân hàng Rabobank dự kiến tăng trưởng sản lượng thịt lợn tại thị trường khổng lồ này sẽ từ 2% đến 3%, nhưng tổng lượng xuất khẩu cả năm 2022 giảm từ 3% đến 4% so với cùng kỳ.

Tại khu vực Đông Nam Á, theo Rabobank, tại Việt Nam dịch tả lợn Châu Phi (ASF) tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, nhưng quá trình phục hồi tái đàn vẫn đang được tiến hành. Giá lợn hơi tại Việt Nam tăng mạnh trong quý III/2022, với giá lợn thịt dao động trong khoảng từ 58.000 đến 62.000 đồng/kg (tương đương 2,30 đến 2,50 EUR/kg). Dự báo giá thịt lợn Việt Nam có thể sẽ tiếp tục tăng trong quý IV do nhu cầu tăng theo mùa lễ tết cuối năm và đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, khi GDP ở Việt Nam đạt 13,7% trong quý III/2022.

Tại Philippines: Mặc dù hoạt động sản xuất vẫn còn nhiều thách thức do đại dịch ASF tái bùng phát, nhưng đàn lợn ở đây dường như đang có dấu hiệu ổn định khi đứng ở mức 9,94 triệu đầu con vào tháng 6, tăng trưởng 3% so với cùng kỳ.

Theo Bộ Nông nghiệp nước này, các trang trại lợn thương phẩm đang trên đà phục hồi nhanh hơn, với số trang trại chăn nuôi công nghiệp tăng 7,7% so với cùng kỳ, thay thế và chiếm chỗ của các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ, vốn chỉ tăng 1,1% trong cùng thời kỳ. Giá thịt lợn bán lẻ tại Philippines cũng ổn định trong tháng 10 đầu năm, ở mức 300 peso/kg (tương đương 5,17 EUR/kg).

Còn tại Thái Lan và Myanmar - hai quốc gia đã báo cáo với tổ chức Thú y Thế giới (OIE) vào tháng 8 rằng các mẫu lợn chết có chứa virus ASF. Điều này khiến người chăn nuôi vẫn phải cảnh giác cao độ với dịch bệnh nguy hiểm.

Tại Nhật Bản, ghi nhận nhu cầu tiêu thụ thịt lợn đã tăng trở lại. Lượng thịt lợn nhập khẩu trong tháng 7 đầu năm đạt 105.000 tấn, tăng 5% so với cùng kỳ, trong khi giá trị nhập khẩu tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngược lại xuất khẩu thịt lợn của nước này tăng mạnh trong tháng 7, tăng 13% so với cùng kỳ lên 21.000 tấn, trong khi lượng nhập khẩu từ Mỹ, nhà cung cấp tới 78% tổng kim ngạch nhập khẩu, vẫn mạnh (khối lượng + 4% so với cùng kỳ).

Còn tại khu vực châu Mỹ, chi phí thức ăn và năng lượng tăng cao cùng với những thay đổi quy định chăn nuôi mới tiếp tục hạn chế tăng trưởng sản xuất. Ngoài ra sức khỏe đàn lợn và tỷ lệ chết của lợn nái cao hơn cũng đóng một vai trò nhất định. Rabobank kỳ vọng đàn heo nái sẽ ổn định và tăng trưởng khiêm tốn vào năm 2023, nhưng không có sự mở rộng đáng kể trước năm 2024/25.

Mới nhất, trong nước, theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê, uớc tính tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 10 tăng 13,6% so với cùng thời điểm năm 2021. Giá thức ăn chăn nuôi và giá vật tư đầu vào của ngành chăn nuôi vẫn không giảm. Thêm vào đó, đồng USD tăng giá cũng góp phần tác động vào giá thức ăn chăn nuôi khó có thể giảm.

Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhu cầu thực phẩm cho ngày Tết cũng sẽ tăng lên, trong đó có nhu cầu sử dụng thịt gia súc, gia cầm. Vì vậy, hiện nay người chăn nuôi cũng chuẩn bị nguồn thịt cung ứng cho người tiêu dùng đón Tết. Tuy nhiên, với những biến động kinh tế, thị trường hiện nay, người chăn nuôi muốn tái đàn, mở rộng đàn gia súc, gia cầm để tăng lượng thịt cung ứng cũng phải tính toán kỹ lưỡng, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), cho biết.


Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục