Hé lộ những nhóm ngành có triển vọng phục hồi tốt nhất năm 2024

12/02/2024 13:20 GMT+7
Tại Báo cáo chiến lược đầu tư năm 2024, các chuyên gia của AFA Capital đã đưa ra những phân tích, dự báo về những nhóm ngành triển vọng, đáng quan tâm trong năm nay.

Công nghệ thông tin: Triển vọng vững chắc trong dài hạn

Theo AFA Capital, chi tiêu cho CNTT toàn cầu duy trì tăng trưởng trong dài hạn. Theo dự báo của Gartner, chi tiêu cho lĩnh vực CNTT trong 2024 sẽ tăng trưởng ổn định ở mức 8%, đạt 5,1 nghìn tỷ USD.

Theo dự báo của IDC, Mỹ sẽ chiếm 35,8% của tổng chi tiêu DX trên toàn thế giới vào năm 2023, tỷ lệ chi tiêu là 33,5%. Vì vậy, triển vọng cho các doanh nghiệp CNTT tại đây còn lớn, đặc biệt như FPT có năng lực cạnh tranh về chi phí nhân sự và đang mở rộng thâm nhập vào 2 thị trường này.

Hé lộ những nhóm ngành có triển vọng phục hồi tốt nhất năm 2024- Ảnh 1.

Kỳ vọng tăng trưởng tại Châu Á - Thái Bình Dương: Đây là những thị trường tiềm năng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Bên cạnh đó, nhu cầu chuyển đổi số duy trì tích cực, đặc biệt tại Nhật Bản.

Kỳ vọng thị trường Việt nam có tiềm năng phát triển nhờ dư địa lớn và tốc độ phát triển nhanh. Thị trường trung tâm dữ liệu của Việt Nam được dự báo sẽ tăng lên 1,04 tỷ USD vào năm 2023,tăng từ mức 561 triệu USD vào năm 2022 và đạt tốc độ tăng trưởng kép là 10,7%.

Ngành dệt may: Đi qua mùa giông bão

Động lực chính đến từ các thị trường xuất khẩu, trong đó Mỹ là thị trường chính. Căn cứ triển vọng phục hồi kinh tế thế giới cùng dự báo tình hình kinh tế Việt Nam, Vitas đưa ra mục tiêu kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2024 đạt 44 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2023. AFA Capital kỳ vọng dịp lễ Noel và Tết Dương lịch sẽ giải phóng bớt lượng hàng tồn kho, tạo động lực cho ngành trong năm tới.

Triển vọng xuất khẩu 3 thị trường EU, Hàn Quốc, Nhật Bản hồi phục chậm hơn thị trường Mỹ. Dự báo thị phần của Việt Nam tại thị trường này không cải thiện đáng kể, dự báo chỉ đạt khoảng 9,7%, tương đương với năm 2023.

Hé lộ những nhóm ngành có triển vọng phục hồi tốt nhất năm 2024- Ảnh 2.

Bên cạnh những dự báo tươi sáng, AFA Capital đưa ra những rủi ro cần lưu ý:

Việt Nam đang mất dần lợi thế cạnh tranh từ nguồn nhân công giá rẻ khi cạnh tranh với một số đối thủ khác như Campuchia, Bangladesh,... Theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chi phí nhân công ngành dệt may của Việt Nam năm 2023 ở mức 280 USD/tháng, bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp khác.

Việt Nam chưa tận dụng được tối đa ưu đãi từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam EU (EVFTA) để tăng sức cạnh tranh. Cụ thể, các doanh nghiệp Việt Nam gặp hạn chế trong khả năng đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ từ vải trở đi của EVFTA.

Ngành thủy sản: Hồi phục từ đáy

Theo AFA Capital, hàng tồn kho giảm thúc đẩy xuất khẩu cá tra. Đối với ngành cá tra, dự báo lạm phát tại các thị trường chính như Trung Quốc và Mỹ hạ nhiệt cùng với lượng hàng tồn kho giảm sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ hồi phục kể từ 2H2024.

Hé lộ những nhóm ngành có triển vọng phục hồi tốt nhất năm 2024- Ảnh 3.

Nhu cầu hồi phục tại thị trường Mỹ hỗ trợ doanh thu xuất khẩu của ngành. Dự kiến nhu cầu cá tra tại Mỹ sẽ phục hồi từ quý 2/2024. Nguyên nhân là do cá tra có năng lực cạnh tranh trung bình so với các loài thủy sản khác tại thị trường này.

Nhu cầu tại thị trường trung Quốc hồi phục. Dựa trên dự báo khả năng chi tiêu của người tiêu dùng Trung Quốc cải thiện hơn nhờ các chính sách hỗ trợ của Chính phủ Trung Quốc, AFA Capital kỳ vọng nhu cầu cá tra tại Trung Quốc sẽ phục hồi tích cực từ nửa cuối năm 2024.

Những rủi ro cần lưu ý:

Nguồn cung tôm thắt chặt: Theo dự báo, nguồn cung tôm từ các nước lớn như Việt Nam, Ecuador, Ấn Độ sẽ bắt đầu sụt giảm trong nửa đầu năm 2024 do Ecuador đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng giá thấp trong khi chi phí tăng cao, bên cạnh đó, Ấn Độ đang áp dụng thả nuôi theo từng giai đoạn trước lo ngại cung vượt cầu.

Hé lộ những nhóm ngành có triển vọng phục hồi tốt nhất năm 2024- Ảnh 4.

Xuất khẩu cá tra chịu áp lực cạnh tranh: Nhiều quốc gia đang đầu tư và mở rộng diện tích nuôi cá tra, đe dọa vị thế của Việt Nam, vốn là nước xuất khẩu cátra lớn nhất thế giới. Bên cạnh những yếu tố thuận lợi từ thị trường Trung Quốc, thị trường này cũng có những thách thức, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà cung cấp cá tra từ các nước khác như Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan,...

Ngành thép: Thị trường nội địa là động lực chính

Mức chênh lệch thấp giá thép nội địa và Trung Quốc sẽ giúp ngành thép nội địa tránh được sự cạnh tranh của thép TQ nhập khẩu vào VN. Hiện nay, chênh lệch của thép nội địa và Trung Quốc đang ở mức 30 – 35 USD/tấn (thấp hơn mức trung bình 50 USD/tấn).

Nguồn cung căn hộ phục hồi sẽ tác động tích cực đến nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng nội địa.

Giá quặng sắt và giá than cốc dự báo giảm trong năm 2024. Theo World Bank, giá quặng sắt trong năm 2024 kỳ vọng ở mức 108 USD/tấn; giảm 11% so với mức dự kiến 121,3 USD/tấn của năm 2023. Giá than cốc Australia xuất khẩu (giá FOB) trung bình cả năm kỳ vọng chỉ 190 USD/tấn; giảm mạnh năm thứ hai liên tiếp và giảm 24,0% so với mức dự kiến 250 USD/tấn của năm 2023.

Hé lộ những nhóm ngành có triển vọng phục hồi tốt nhất năm 2024- Ảnh 5.

Tuy nhiên, có những rủi ro từ thị trường Bất động sản Trung Quốc. Lĩnh vực bất động sản Trung Quốc chưa cho thấy dấu hiệu ấm lên trong bối cảnh nguồn cung dư thừa trở thành vấn đề nghiêm trọng cản trở sự phục hồi.

Bên cạnh đó, cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU có thể tạo thách thức về dài hạn cho xuất khẩu thép EU công báo Quy định thực thi (EU) 2023/1773 liên quan đến nghĩa vụ báo cáo mục đích của cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) trong giai đoạn chuyển tiếp, có hiệu lực từ ngày 16/9/2023.

Đầu tư cơ sở hạ tầng: Ngành trọng điểm

Thị trường bất động sản: Một trong các nguyên nhân làm chậm tiến độ dự án đầu tư công, ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân vốn là do vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, các nguyên nhân khác liên quan như cập nhật, rà soát, công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng chưa phản ánh kịp thời sự thay đổi của thị trường, giá nhiên liệu, vật liệu xây dựng tăng cao, làm tăng chi phí cho doanh nghiệp ảnh hưởng tiêu cực đến công tác đầu tư xây dựng; lãi suất cao trong đầu năm khiến các các nhà thầu chậm triển khai.

Sự sẵn có của nguồn vốn nợ:

Hé lộ những nhóm ngành có triển vọng phục hồi tốt nhất năm 2024- Ảnh 6.

Bộ Tài chính vừa có văn bản số 14447/BTC-ĐT báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn NSNN lũy kế 11 tháng, ước thực hiện 12 tháng kế hoạch năm 2023.

Theo báo cáo, về giải ngân vốn kế hoạch năm 2023: Ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/12/2023 là 579,848.8 tỷ đồng, đạt 73.5% kế hoạch (đạt 81.87% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao), (cùng kỳ năm 2022 đạt 67.27% kế hoạch và đạt 75.11% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). Trong đó Chương trình phục hồi và phát triển KTXH là 72.686 tỷ đồng (đạt 56.1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).

Số lượng công trình ký mới:

Với những dự án đầu tư công lớn đã và đang triển khai như cao tốc Bắc Nam, sân bay Long Thành, tàu cao tốc Bắc Nam và đặc biệt là mở rộng xây dựng, hoàn thiện các đường Vành đai tại các tỉnh phía Nam sẽ giúp cho ngành xây dựng hạ tầng được kỳ vọng tích cực.

Các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải được đề cập tại Quyết định 884/QĐ-TTg năm 2022, Quyết định 1316/QĐ-TTg năm 2022, Quyết định 347/QĐ-TTg năm 2023 và Quyết định 817/QĐ-TTg năm 2023.

Ngành bán lẻ: Tiềm năng trong dài hạn

Hiện tại, mặc dù quy mô thương mại điện tử Việt Nam còn nhỏ, ước tính năm 2022, quy mô giao dịch thương mại điện tử bán lẻ chỉ chiếm khoảng 8,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Năm 2023, chiếm khoảng 7,8- 8%.

Quy mô thương mại điện tử của Việt Nam đạt 16,4 tỷ USD vào năm 2022 , 20,5 tỷ USD vào năm 2023 và dự kiến đạt khoảng 32 tỷ USD vào năm 2025. Tương đương với mức tăng trưởng 25%/năm World Data Lab's dự báo Việt Nam sẽ tăng 8 bậc trong top 30 thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới trong thập kỷ này và chiếm 1,1% dân số thuộc tần lớp tiêu dùng thế giới vào năm 2030.

Còn theo nghiên cứu của Mordor Intelligence, thị trường bán lẻ Việt Nam được dự báo là sẽ chứng kiến tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) giai đoạn 2023- 2028 đạt 12,05%, gấp khoảng 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP ước tính trong cùng giai đoạn. Tốc độ tăng trưởng dự báo của ngành bán lẻ Việt Nam trong 5 năm tới vượt xa so với các thị trường Đông Á, Đông Nam Á và mức tăng trưởng bình quân của thế giới.

Trong năm 2024, AFA Capital kỳ vọng những ưu đãi về thuế sẽ tiếp tục được triển khai để phục vụ kích cầu nền kinh tế, tuy nhiên, tác động không còn quá lớn và sẽ tới lúc phải dừng các ưu đãi này để đảm bảo thu ngân sách.

Khi ưu đãi thuế ngừng lại sẽ tác động kém tích cực trong ngắn hạn cho ngành bán lẻ. 2, Chi phí vận hành chuỗi gồm chi phí nhân công, logistics được kỳ vọng có biến động nhẹ và tương đối ổn định trong năm 2024. Các yếu tố về giá dầu, là chi phí đầu vào của logistics sẽ tác động tới cước vận chuyển và ảnh hưởng tới ngành bán lẻ, đây là yếu tố rủi ro nếu giá dầu biến động tăng trong năm 2024.

OL
Cùng chuyên mục