Maybank hạ dự báo tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam năm 2023 xuống 4%, giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP

03/03/2023 08:33 GMT+7
Bất chấp những trở ngại từ nhu cầu bên ngoài yếu hơn từ các thị trường phương Tây, chính sách thắt chặt tiền tệ..., Maybank dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2023 vẫn sẽ đạt 6,3%, dù vậy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam năm 2023 dự báo chỉ đạt 4%.

Tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ Việt Nam năm 2023

Các nhà nghiên cứu của Maybank gồm Brian Lee Shun Rong và tiến sĩ Chua Hak Bin đã phát hành báo cáo Kinh tế Việt Nam với tựa đề "Exports Rebound and Retail Sales Ease in Feb As Seasonal Effects Unwind", tạm dịch "Xuất khẩu hồi phục và doanh số bán lẻ tăng khi hiệu ứng theo mùa giảm". Trong báo cáo lần này, các nhà nghiên cứu giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam ở mức +6,3% cho năm 2023 và ước tính quý 1 năm 2023 ở mức +4,8%.


Ngoài ra, các nhà nghiên cứu của Maybank hạ dự báo tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam trong năm 2023 xuống 4% và bật tăng trong năm 2024. Trước đó, trong báo cáo phát hành cuối tháng 11 và tháng 12, Maybank ước tính tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa năm 2023 của Việt Nam hạ nhiệt xuống mức 6,1% do nhu cầu toàn cầu bị suy yếu. Tuy nhiên, báo cáo kinh tế cuối tháng 1 của tổ chức này tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa năm 2023 của Việt Nam xuống 4,9%.


Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu Brian Lee Shun Rong và tiến sĩ Chua Hak Bin giữ nguyên dự báo tỷ giá VND/USD cuối năm 2023 là 22.900 đồng (khá thấp so với các tổ chức tài chính khác dự báo).


Xuất khẩu và doanh số bán lẻ tháng 2 tăng khi hiệu ứng theo mùa giảm bớt


Maybank giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam +6,3% - Ảnh 1.

IP tăng +3,6% trong tháng 2 (so với -8% trong tháng 1) do ngày làm việc tăng và hoạt động sản xuất tăng trở lại sau kỳ nghỉ Tết. Nguồn: CEIC

Xuất khẩu trong tháng 2/2023 tiếp tục ghi nhận tăng, nhờ hoạt động sản xuất được nối lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Tháng 2/2023 cũng có nhiều ngày làm việc hơn so với tháng 2/2022, do kỳ nghỉ Tết năm ngoái kéo dài từ ngày 29/ 1 đến ngày 6/2. Xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng +11% so với tháng 1 (-25,9%), lần đầu tiên chuyển biến tích cực kể từ tháng 10/2022, và tăng +9,8% so với tháng trước. Tuy nhiên trong tháng 1 và 2, xuất khẩu hàng hóa vẫn giảm -10,4% so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy nhu cầu toàn cầu vẫn yếu.

PMI Việt Nam tháng 2/2023 tăng lên mức 51,2, kết thúc chuỗi giảm kéo dài 3 tháng

Sau 3 tháng giảm sâu, chỉ số PMI của Việt Nam đã quay đầu tăng trở lại trong tháng 2/2023 với ngưỡng trên 50 điểm, cho thấy nhu cầu bên ngoài đã ổn định. Xét về sản phẩm, sự phục hồi xuất khẩu trong tháng 2 được dẫn đầu bởi điện thoại và linh kiện (tăng +14,7% so với +2,1% trong tháng 1); máy móc, thiết bị, công cụ và dụng cụ (tăng +26,6% so với - 22,5% trong tháng 1); dệt may (tăng +12,2% so với -37,6% trong tháng 1) và giày dép (tăng +4,1% so với -29,6% trong tháng 1). Máy vi tính & điện tử (-2,6% so với -24,2% trong tháng), gỗ & sản phẩm gỗ (-10,9% so với -48,6% trong tháng 1) và thủy sản sản phẩm (-13,1% so với -47,3% trong tháng 1).

Xét theo thị trường xuất khẩu quốc tế, ước tính sơ bộ cho thấy xuất khẩu sang tất cả các thị trường chính đều ghi nhận mức tăng trưởng dương trong tháng 2, dẫn đầu là EU (+28,7% so với -25,1% trong tháng 1), Nhật Bản (+24,5% so với -24,3% trong tháng 1) và Trung Quốc (+9,9% so với -0,8% trong tháng 1). Trong tháng 1 và tháng 2, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu duy nhất chứng kiến mức tăng trưởng (+4,6%) được thúc đẩy nhờ mở cửa trở lại. Các thị trường lớn khác đều sụt giảm so với cùng kỳ gồm Mỹ (-20,8%), ASEAN (-8,6%), Hàn Quốc (-5,8%), Nhật Bản (-4,9%) và EU (-4,3%).

Cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam tháng 2/2023 đã tăng lên dư 2,3 tỷ đô la
Maybank giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam +6,3% - Ảnh 2.

Cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam tháng 2/2023 đã tăng lên dư 2,3 tỷ đô la. Nguồn: CEIC

Nhập khẩu ghi nhận giảm -6,7% so với -24% trong tháng 1, kéo dài đà giảm trong tháng 2, dẫn đầu là điện thoại và linh kiện (-63,2% so với -61% trong tháng 1). Nhập khẩu các yếu tố đầu vào trung gian như vải (-25,6% so với -33,4% trong tháng 1), nguyên phụ liệu dệt may, da giày (-12,7% so với -33,9% trong tháng 1), nhựa (-25,6% so với -43,9% trong tháng 1) tháng 1) và máy tính, sản phẩm điện & phụ tùng (-5,3% so với -11% trong tháng 1), có thể cho thấy các nhà sản xuất vẫn thận trọng trong việc mua đầu vào do nhu cầu xuất khẩu yếu.

Với sự gia tăng của xuất khẩu và sự sụt giảm của nhập khẩu, cán cân thương mại hàng hóa đã tăng lên +2,3 tỷ đô la (so với +656 triệu đô la trong tháng 1), mức cao nhất kể từ tháng 10/ 2022.

Giữ nguyên dự báo GDP 2023 ở mức +6,3%; ước tính quý 1 năm 2023 ở mức +4,8% 

Mặc dù giao thương có một chút khởi sắc hơn sau khi Trung Quốc mở cửa, nhưng theo Maybank, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ hạ nhiệt so với năm ngoái do những trở ngại từ nhu cầu bên ngoài yếu hơn từ các thị trường phương Tây, cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ và khủng hoảng thanh khoản bất động sản, thế nhưng đơn vị này dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2023 vẫn sẽ đạt 6,3%.

Nam Hải (Theo Maybank)
Cùng chuyên mục