Người Nhật muốn chi hơn 600 tỷ tăng sở hữu tại Petrolimex

25/08/2020 14:02 GMT+7
công ty con của Nippon Oil & Energy Việt Nam đã đăng ký mua vào 13 triệu cổ phiếu PLX nhằm tăng tỷ lệ sở hữu của cổ đông Nhật Bản tại nhà bán lẻ xăng dầu này.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa có thông báo về giao dịch cổ phiếu của người, tổ chức có liên quan lãnh đạo, cổ đông nội bộ doanh nghiệp. Doanh nghiệp cho biết Eneos Corporation (Nhật Bản) đã đăng ký mua 13 triệu cổ phiếu PLX.

Giao dịch sẽ được thực hiện từ ngày 27/8 đến 25/9 thông qua phương thức khớp lệnh trên sàn. Mục đích của thương vụ là tăng tỷ lệ sở hữu tại nhà bán lẻ xăng dầu Việt Nam.

Trước giao dịch, Eneos Corporation không sở hữu bất kỳ cổ phiếu PLX nào. Tuy nhiên, doanh nghiệp này lại là công ty con của Công ty TNHH Tư vấn và Holding JX Nippon Oil & Energy Việt Nam, cổ đông lớn nắm giữ hơn 103,5 triệu cổ phiếu PLX (8,73% vốn doanh nghiệp).

Ngoài ra, ông Toshiya Nakahara, Thành viên HĐQT Petrolimex cũng chính là lãnh đạo cấp cao tại Eneos.

Trước khi công ty Nhật Bản có đăng ký mua vào 13 triệu cổ phiếu PLX, chính nhà bán lẻ xăng dầu này đã đăng ký bán 13 triệu cổ phiếu quỹ trong tổng số hơn 88 triệu đơn vị nắm giữ để bổ sung nguồn vốn kinh doanh. Giao dịch bán cổ phiếu quỹ của Petrolimex dự kiến diễn ra cùng thời điểm Eneos Corporation đăng ký mua vàoo.

CƠ CẤU CỔ ĐÔNG HIỆN TẠI CỦA PETROLIMEXỦy ban quản lý vốn Nhànước tại doanh nghiệpỦy ban quản lý vốn Nhànước tại doanh nghiệp

Với mức giá 50.000 đồng/cổ phiếu (ngày 25/8) của PLX, ước tính doanh nghiệp phía Nhật Bản sẽ phải chi ít nhất 650 tỷ đồng để hoàn tất mua vào.

Tại thị trường Việt Nam, Petrolimex hiện là nhà bán lẻ xăng dầu lớn nhất với hơn 50% thị phần. Tỷ lệ này có được nhờ hệ thống hơn 5.600 điểm bán lẻ của công ty, cao nhất trong các doanh nghiệp cùng ngành.

Tuy vậy, cũng như nhiều nhà bán lẻ xăng dầu khác trong nước, Petrolimex cũng vừa trải qua nửa đầu năm kinh doanh khó khăn trước tác động kép từ giá dầu thế giới xuống thấp và dịch Covid-19.

Sau quý I lỗ ròng hơn 1.800 tỷ đồng do ảnh hưởng của giá dầu, kết quả kinh doanh quý II có lãi dương trở lại nhưng không đủ bù đắp hết lỗ lũy kế 6 tháng.

Kết quả, Petrolimex ghi nhận hơn 65.200 tỷ doanh thu nửa đầu năm, giảm 29% và lợi nhuận sau thuế âm 1.080 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn 2.600 tỷ.

tỷ đồngKẾT QUẢ KINH DOANH 6T2020 CỦA PETROLIMEX THẤP KỶ LỤCDoanh thuLợi nhuận sau thuếI/2019IIIIIIVI/2020II-20k020k40k60kII 

Trong kế hoạch được lãnh đạo công ty đề ra, nhà bán lẻ xăng dầu này dự kiến đạt 122.000 tỷ đồng doanh thu cho cả năm nay, giảm 36% so với năm 2019. Tỷ lệ này cũng tương đương mức giảm gần 68.000 tỷ đồng doanh thu (2,9 tỷ USD) so với năm liền trước. Đây là mức doanh thu thấp nhất trong hơn một thập kỷ kinh doanh gần nhất của Petrolimex.

Cùng với doanh thu thấp kỷ lục, tập đoàn dự kiến lợi nhuận sẽ giảm 72% năm nay, chỉ đạt 1.570 tỷ đồng.

Sau nửa đầu năm, nhà bán lẻ xăng dầu này đã hoàn thành 53% chỉ tiêu doanh thu nhưng chưa ghi nhận được bất kỳ đồng tiền lãi nào.

Thậm chí, kế hoạch kể trên của Petrolimex được đưa ra dựa trên kỳ vọng dịch Covid-19 được khống chế từ cuối quý II và giá thành phẩm các mặt hàng xăng dầu 6 tháng cuối năm được dự báo ở mức 42 USD/thùng với xăng; Do 47 USD/thùng; Ko 44 USD/thùng; Fo 250 USD/tấn. Trường hợp diễn biến thị trường không như dự báo, hiệu quả kinh doanh của Petrolimex có thể xuống thấp hơn nữa.

Quang Thắng/Zing
Cùng chuyên mục