Nhờ lợi nhuận quý 3 tăng vọt, 9 tháng PVDrilling báo lỗ ròng còn 13 tỷ đồng
Theo PVD, quý 3 năm nay doanh thu giàn khoan sụt giảm, trong khi cùng kỳ năm ngoái có 1,7 giàn. Song song, đơn giá cho thuê giàn khoan tự nâng sở hữu giảm gần 15% so với cùng kỳ năm ngoái đã ảnh hưởng đến doanh thu.
Dù vậy, nhờ tăng hiệu suất sử dụng giàn khoan tự nâng trong quý lên 88% (cùng kỳ là 55%) cùng việc tiết giảm các chi phí (bảo dưỡng thường xuyên, quản lý chung) đã giúp lợi nhuận sau thuế quý III/2021 tăng 47% so với năm ngoái lên 56 tỷ đồng.
Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính tăng 52%, lên ngưỡng 55 tỷ đồng nhờ lãi chênh lệch tỷ giá; Chi phí tài chính đi ngang so với cùng kỳ, song chi phí lãi vay giảm nhẹ 6%, còn 27 tỷ đồng; chi phí bán hàng giảm 12%, đạt 42 tỷ đồng; trong khi đó chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 29%, lên 84 tỷ đồng.
Tuy nhiên, do kết quả kinh doanh 2 quý đầu năm kém khả quan, khiến lũy kế 9 tháng PVD báo lãi lỗ 13 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 110 tỷ đồng. Như vậy, với kết quả kinh doanh trên, PVD khó có thể hoàn thành mục tiêu có lãi 25 tỷ đồng đã đặt ra cho năm 2021.
Tại ngày 30/9/2021, tổng tài sản PVD có hơn 20.477 tỷ đồng, giảm gần 400 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, khoản tiền, tương đương tiền và tiền gửi có kỳ hạn là 2.249 tỷ đồng. Phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng từ 861 tỷ đồng lên 1.337 tỷ đồng.
Khoản đầu tư tài chính dài hạn giảm từ 1.788 tỷ đồng xuống còn 915 tỷ đồng. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng từ 217 tỷ đồng lên 912 tỷ đồng.
Tổng nợ đi vay của tổng công ty tính tới cuối quý III là 3.989 tỷ đồng, tăng không quá lớn so với đầu năm và chỉ chiếm 19% tổng nguồn vốn.