Nhu cầu của Trung Quốc liên tục giảm, giá mặt hàng chủ lực này của Việt Nam lo lắng dịp cuối năm

21/11/2021 20:12 GMT+7
Tiêu thụ cao su của Trung Quốc thời gian gần đây đã chậm lại do ngành công nghiệp ô tô nước này phải đối mặt với ảnh hưởng kép của tình trạng thiếu chip bán dẫn và khủng hoảng nguồn cung điện...

Giá sụt giảm do nhu cầu giảm 

Từ đầu tháng 11/2021 đến nay, giá cao su tại thị trường châu Á giảm khi hoạt động sản xuất chậm lại và sự phục hồi kinh tế toàn cầu có thể gặp khó khăn, cụ thể: Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka Exchange (OSE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 01/2022 giao dịch ở mức 213,5 Yên/kg (tương đương 1,88 USD/kg), giảm 4,5% so với cuối tháng 10/2021 và giảm 1,5% so với cùng kỳ năm 2020. Thị trường cao su Nhật Bản đang chịu áp lực bởi nhu cầu phục hồi thấp hơn so với dự kiến.

Nhu cầu của Trung Quốc liên tục giảm, giá mặt hàng chủ lực này của Việt Nam lo lắng dịp cuối năm - Ảnh 1.

Nguồn: cf.market-info.jp

Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 kỳ hạn tháng 01/2022 giao dịch ở mức 13.985 NDT/ tấn (tương đương 2,18 USD/kg), giảm 6% so với cuối tháng 10/2021 và giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Nhu cầu của Trung Quốc liên tục giảm, giá mặt hàng chủ lực này của Việt Nam lo lắng dịp cuối năm - Ảnh 2.

Nguồn: shfe.com.cn

Tại Thái Lan, giá cao su RSS3 chào bán ở mức 58,8 Baht/kg (tương đương 1,78 USD/kg), giảm 1,6% so với cuối tháng 10/2021 và giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Nhu cầu của Trung Quốc liên tục giảm, giá mặt hàng chủ lực này của Việt Nam lo lắng dịp cuối năm - Ảnh 3.

Nguồn: thainr.com

Giá cao su giảm do tình trạng thiếu hụt nguyên liệu thô và tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chậm lại. Nhu cầu cao su của Trung Quốc liên tục giảm trong các tháng gần đây. 

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, tháng 10/2021, Trung Quốc nhập khẩu 512 nghìn tấn cao su tự nhiên và tổng hợp (kể cả mủ cao su), trị giá 920 triệu USD, giảm 16,7% về lượng và giảm 16,7% về trị giá so với tháng 9/2021; so với tháng 10/2020 giảm 23,6% về lượng và giảm 2,9% về trị giá, đây là tháng thứ 5 liên tiếp nhập khẩu cao su của Trung Quốc giảm so với cùng kỳ năm 2020. 

Tính đến hết tháng 10/2021, Trung Quốc nhập khẩu 5,47 triệu tấn cao su, trị giá 9,77 tỷ USD, giảm 9,4% về lượng, nhưng tăng 16,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. 

Nhu cầu của Trung Quốc liên tục giảm, giá mặt hàng chủ lực này của Việt Nam lo lắng dịp cuối năm - Ảnh 4.

Giá “vàng trắng” cao su chập chờn, nông dân vẫn bất an. Ảnh Trần Khánh

Do giá xuất khẩu cao su giảm nên từ đầu tháng 11/2021 đến nay, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước cũng có xu hướng giảm. Tại Bình Phước giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng thu mua ở mức 292- 332 đồng/độ mủ, giảm 11 đồng/độ mủ so với cuối tháng 10/2021. Tại Đồng Nai, giá mủ cao su nguyên liệu được thu mua ở mức 308-315 đồng/độ mủ. Tại Đắk Lắk, giá mủ chén đầu được thu mua ở mức 16.000-18.000 đồng/kg tùy loại. 

Dự kiến trong tháng 11/2021, giá mủ cao su trong nước sẽ dao động quanh mức 280-330 đồng/độ mủ.

Tận dụng tối đa xuất khẩu sang Trung Quốc...

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 9 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 902,78 nghìn tấn cao su, trị giá 1,46 tỷ USD, tăng 5% về lượng và tăng 35,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020; giá xuất khẩu bình quân đạt 1.617 USD/tấn, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2020. 

Nhu cầu của Trung Quốc liên tục giảm, giá mặt hàng chủ lực này của Việt Nam lo lắng dịp cuối năm - Ảnh 5.

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan

Trong đó, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (mã HS 400280) chiếm 88% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Trung Quốc, với 794,45 nghìn tấn, trị giá 1,3 tỷ USD, tăng 8,6% về lượng và tăng 39% về trị giá, giá xuất khẩu bình quân đạt 1.639 USD/tấn, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2020. 

Trong 9 tháng đầu năm 2021, phần lớn các chủng loại cao su xuất khẩu sang Trung Quốc đều tăng cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2020, trong đó đáng chú ý như: RSS1 tăng tới 2.100% về lượng và tăng 2.775% về trị giá; cao su tổng hợp tăng 525% về lượng và tăng 405,2% về trị giá… 

Tuy nhiên các mặt hàng này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng cao su xuất khẩu sang Trung Quốc. Giá bình quân xuất khẩu các chủng loại cao su sang Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2021 hầu hết đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, giá tăng mạnh nhất là RSS3 tăng 34,2%; SVR CV60 tăng 33,3%; SVR 3L tăng 32,3%... 

Tiêu thụ cao su của Trung Quốc thời gian gần đây đã chậm lại do ngành công nghiệp ô tô nước này phải đối mặt với ảnh hưởng kép của tình trạng thiếu chip bán dẫn và khủng hoảng nguồn cung điện. 

Tình hình sản xuất của ngành công nghiệp săm lốp Trung Quốc trong tháng 10/2021 có dấu hiệu cải thiện, nhưng nhìn chung tỷ lệ hoạt động vẫn thấp so với cùng kỳ năm trước. Điều này có thể khiến xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường này chậm lại trong các tháng cuối năm 2021.

Các chuyên gia cho rằng, dù nhập khẩu cao su của Trung Quốc chậm lại nhưng Việt Nam vẫn cần tận dụng tối đa cơ hội xuất khẩu sang thị trường này để tăng thị phần.

Nhu cầu của Trung Quốc liên tục giảm, giá mặt hàng chủ lực này của Việt Nam lo lắng dịp cuối năm - Ảnh 6.

Nguồn: Cơ quan Hải quan Trung Quốc

Thực tế, thị phần cao su Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2021 vẫn tăng so với cùng kỳ năm 2020. Trong 9 tháng đầu năm nay, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc với kim ngạch đạt 1,5 tỷ USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2021 chiếm 16,4%, tăng so với mức 14,3% của cùng kỳ năm 2020.

Nhu cầu của Trung Quốc liên tục giảm, giá mặt hàng chủ lực này của Việt Nam lo lắng dịp cuối năm - Ảnh 7.

Nguồn: Cơ quan Hải quan Trung Quốc

Về chủng loại nhập khẩu, trong 9 tháng đầu năm 2021, Trung Quốc nhập khẩu cao su tự nhiên (mã HS: 4001) đạt 2,69 tỷ USD, tăng 40,6% so với cùng kỳ năm 2020. Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 5 cho Trung Quốc với kim ngạch đạt 167,8 triệu USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam chiếm 6,2% trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc, thấp hơn so với mức 6,7% của 9 tháng đầu năm 2020.

Nhu cầu của Trung Quốc liên tục giảm, giá mặt hàng chủ lực này của Việt Nam lo lắng dịp cuối năm - Ảnh 8.

Nguồn: Cơ quan Hải quan Trung Quốc

Cũng trong 9 tháng đầu năm 2021, Trung Quốc nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (mã HS 400280) đạt 3,59 tỷ USD, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2020. Việt Nam là thị trường cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp lớn thứ hai cho Trung Quốc, đạt 1,32 tỷ USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Việt Nam chiếm 36,9% trong tổng trị giá nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Trung Quốc, tăng mạnh so với mức 27,1% của 9 tháng đầu năm 2020.


Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục