Những đặc sản nổi tiếng nào của Nam Giang "lên đời" OCOP?

26/10/2022 10:21 GMT+7
Với quyết tâm thực hiện có hiệu quả Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đã nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Ông Nguyễn Đăng Chương – Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Giang cho biết, sau 4 năm thực hiện Chương trình OCOP, đến nay huyện Nam Giang đã có 6 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP đạt 3 sao cấp tỉnh, gồm túi A Đtirh của Hợp tác xã dệt thổ cẩm Cơ Tu-Za Ra Nam Giang; rượu Tà Vạc cất của cở sở sản xuất rượu Tà Vạc cất Nam Giang; chuối rừng khô của Hợp tác xã sản xuất thương mại và du lịch Zơ Râm Bách; muối đặc sản Nam Giang đóng hộp của Công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ Trí Nhất; trà đậu đen của Công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ Trí Nhất; dưa kiệu A Điu của hộ kinh doanh Trần Thị Mỹ Ý.

Những đặc sản nổi tiếng nào của Nam Giang "lên đời" OCOP? - Ảnh 1.

Nam Giang thường xuyên tổ chức các hội chợ sản phẩm nông nghiệp để tạo “sân chơi” cho các chủ thể OCOP và các sản phẩm đặc trưng của địa phương. Nhằm kích cầu tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân. Ảnh: T.H.

Năm 2022 huyện Nam Giang có 3 sản phẩm tham gia đánh giá xếp hạng OCOP gồm: thịt heo đen xông khói Nam Giang; trà ké hoa vàng của Hợp tác xã dịch vụ thương mại Cà Dy và măng nứa khô của Hợp tác xã nông lâm nghiệp La Dê. Đến nay, sản phẩm thịt heo đen xông khói Nam Giang đã gửi hồ sơ về Hội đồng phân hạng cấp tỉnh để đánh giá đợt 1.

Những đặc sản nổi tiếng nào của Nam Giang "lên đời" OCOP? - Ảnh 2.

Sản phẩm thịt heo đen xông khói Nam Giang tham gia xây dựng sản phẩm OCOP năm 2022. Ảnh: T.H.

Những đặc sản nổi tiếng nào của Nam Giang "lên đời" OCOP? - Ảnh 3.

Ngoài ra, Nam Giang còn rất nhiều sản phẩm tiềm năng khác có thể tham gia xây dựng để trở thành sản phẩm OCOP trong thời gian tới như: chuối tiêu hồng, chuối sấy khô của Hợp tác xã Nông nghiệp và thương mại ứng dụng công nghệ cao Tây Quảng Nam; trà sả bưởi, bộ gia vị Cơ Tu của Hợp tác xã du lịch dựa vào cộng đồng Cơ Tu-Nam Giang, ba lô Giẻ Triêng, túi tò te của Hợp tác xã dệt thổ cẩm Cơ Tu-Za Ra Nam Giang…

"Vấn đề quan trọng nhất là phải tập trung phát triển sản phẩm OCOP theo hướng liên kết chuỗi giá trị. Hợp tác, liên kết từ khâu sản xuất, sơ chế biến đến tiêu thụ sản phẩm để gia tăng giá trị, đáp ứng tiêu chuẩn và nhu cầu thị trường.

Cạnh đó, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ nhằm quảng bá hình ảnh, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP…, có như vậy mới nâng cao được giá trị kinh tế của sản phẩm. Qua đó, nâng cao thu nhập cho người dân ở nông thôn…", ông Nguyễn Đăng Chương – Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Giang cho hay.

Trần Hậu - Đoàn Hồng
Cùng chuyên mục